Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ưu tiên phát triển sản phẩm chủ lực

KTĐT - Mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng trong năm 2012, song sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, năm 2013, Bộ NN&PTNT chủ trương đẩy mạnh quy hoạch lại sản xuất theo hướng hàng hóa, bền vững tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Vượt khó

Năm 2012, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bởi tình hình thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh bùng phát trên đàn vật nuôi, nông sản rớt giá... Tuy nhiên, ngành  vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,72%. Trong đó, về trồng trọt, diện tích lúa cả nước đạt hơn 7,7 triệu ha, tăng gần 100.000ha so với 2011. Năng suất bình quân đạt 56,3 tấn/ha, sản lượng đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so cùng kỳ. Đây là một con số kỷ lục trong nhiều năm qua. Trên đà thắng lợi, năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, vươn lên vị trí số một về xuất khẩu gạo trên thế giới.

Về chăn nuôi, mặc dù tình hình dịch bệnh kéo dài trên đàn gia súc, gia cầm, cộng với giá chi phí vật tư đầu vào tăng cao nhưng sản lượng thịt hơi cả năm vẫn đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2011. Về thủy sản, đây vẫn luôn là một trong những lĩnh vực duy trì được thế mạnh trong ngành nông nghiệp. Sản lượng thủy sản năm 2012 đạt 5,7 triệu tấn, tăng 5,2%. Đặc biệt, hoạt động khai thác ngư trường khá thuận lợi, cùng với chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập tổ, đội sản xuất khiến cho ngư dân yên tâm tích cực bám biển.

Lúa vẫn được xác định là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp. Trong ảnh: Mô hình sản xuất lúa hàng hóa tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.  Ảnh: Thiện Quang

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011. Trong đó, có 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ USD trở lên là gạo, cà phê và đồ gỗ; 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD là cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm sắn.

Nâng cao giá trị nông sản

Năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng GDP của ngành đạt 2,8 - 3%, tổng kim ngạch xuất khẩu là 28,5 tỷ USD. Sản lượng lúa ước đạt 43,5 triệu tấn; thủy sản 5,9 triệu tấn và sản lượng thịt đạt 4,6 triệu tấn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, yếu kém. Đó là tình trạng phá rừng vẫn diễn ra gay gắt ở một số địa phương, việc đổi mới các mô hình sản xuất còn chậm, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi kéo dài... Đặc biệt, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản vẫn còn nhiều bất cập. Nông sản thực phẩm kém chất lượng, độc hại vẫn được lưu hành gây bức xúc và giảm lòng tin của người tiêu dùng... Chính vì vậy, năm 2013, Bộ NN&PTNT đặt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu toàn diện ngành, tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng thị trường lớn, cả trong và ngoài nước. Đồng thời, xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; phát triển mạnh các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, rau quả, chè, điều... "Đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu là hướng đi đúng của nông nghiệp hiện nay" - GS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam chia sẻ.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Bộ tiếp tục chỉ đạo rà soát lại quy hoạch, xác định rõ những cây trồng, vật nuôi, những sản phẩm tạo ra lợi thế của vùng, địa phương để tập trung phát triển; Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức sản xuất...

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ