Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19

Kinhtedothi - Các loại vaccine phòng Covid-19 hiện nay đều có hiệu lực bảo vệ từ trên 60 đến 95%. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19.
 Tiêm vaccine phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Thảo Trần
Sáng nay 15/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng, tiêm vaccine là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Hiện nay không có một loại vaccine có hiệu lực bảo vệ 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vaccine vẫn còn 1 tỷ lệ nhất định các trường hợp đã được tiêm có thể vẫn bị mắc bệnh.
Do đó, có thể có trường hợp một người bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19 ngay trước hoặc sau khi tiêm vaccine rồi sau đó bị bệnh do vaccine chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít đã được tiêm đủ nhưng vẫn mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu bị mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ và không để lại biến chứng, di chứng nặng nề. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng 70% - 85% thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh.
“Đối với vaccine phòng Covid-19 cũng vậy, ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, các loại vaccine phòng Covid-19 sẽ giúp làm giảm số trường hợp bị giảm nguy cơ tử vong. Như vậy, vaccine phòng Covid-19 nói chung và vaccine Astrazeneca nói riêng không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế” - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay.
Các loại vaccine phòng Covid-19 hiện nay đều có hiệu lực bảo vệ từ trên 60 đến 95%. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, vaccine là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19.
Đối với vaccine Astrazeneca, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, sau khi tiêm 1 liều vaccine từ 22-90 ngày vẫn có một số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng số trường hợp tử vong giảm đến 80%  so với nhóm không tiêm chủng. Sau khi tiêm 2 mũi vaccine, số trường hợp tử vong giảm đến gần 100%. Điều này cho thấy tiêm chủng vaccine là biện pháp hiệu quả trong phòng bệnh, phòng các biến chứng và tử vong do bệnh gây ra.
GS.TS Đặng Đức Anh khuyến cáo, để đảm bảo hiệu quả tối đa của vaccine, mỗi người cần phải được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine  và tỉ lệ bao phủ tiêm chủng phải đạt 70% - 85% để có miễn dịch cộng đồng phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời sau khi tiêm chủng vaccine  vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (thông điệp 5K) để đảm bảo an toàn cho mình, gia đình và cộng đồng trước đại dịch Covid-19. Tiêm vaccine Covid-19 là quyền lợi của cá nhân, là trách nhiệm với cộng đồng, khi đến lượt, mỗi người hãy đến cơ sở y tế để được tiêm vaccine và theo dõi sức khỏe.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ