Vận hành chính thức nhà máy tấm tường đầu tiên tại Việt Nam

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là nhà máy sản xuất tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam, nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất tấm tường rỗng tiền chế từ bê tôn

Ngày 28/11, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (XMC) chính thức khánh thành nhà máy tấm tường Acotec Xuân Mai, nhà máy sản xuất tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép đầu tiên ở Việt Nam.
Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy.
Các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy.
Với diện tích xây dựng khoảng 1,2ha, nhà máy được xây dựng trong khuôn viên XMC tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), có công suất sản xuất khoảng 200.000m2 tấm tường/năm. Toàn bộ hệ thống dây chuyền, trang thiết bị, máy móc tiên tiến của nhà máy được nhập khẩu đồng bộ từ châu Âu.

Nhà máy tấm tường Acotec Xuân Mai được XMC đầu tư 100% vốn. Việc xây dựng nhà máy được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đến nay đã hoàn thành với công suất sản xuất là 200.000 m2/năm; giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2020 với công suất theo kế hoạch đặt ra lên đến 1.000.000 m2/năm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng không nung nói chung và tấm tường nói riêng tại Việt Nam.
Dây chuyền sản xuất tấm tường rỗng theo công nghệ Extruder
Dây chuyền sản xuất tấm tường rỗng theo công nghệ Extruder
Ông Bùi Khắc Sơn - Chủ tịch HĐQT XMC cho biết, tấm tường Acotec Xuân Mai đem lại năng suất cao gấp 3-4 lần so với xây tường gạch do không phải trát mặt ngoài mà chỉ cần sơn bả trực tiếp lên tấm tường, hoặc dùng giấy dán tường; với chiều dày đầy đặn từ 68mm - 140mm. “Bên cạnh đó, tấm tường được sản xuất theo công nghệ mới nên tốc độ thi công nhanh hơn gấp 5 lần so với gạch truyền thống và gấp 2 lần so với tường gạch bê tông, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm chi phí tải trọng” ông Sơn nhấn mạnh

Đặc biệt, tấm tường Acotec mang lại nhiều lợi ích trong bảo vệ môi trường, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Đây là một chủ trương đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước

của XMC.

Theo đó, lộ trình sản xuất và sử dụng gạch không nung của Chính phủ và Bộ Xây dựng sau năm 2015 các công trình có vốn ngân sách nhà nước phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến hết năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần