Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Văn khấn ngày rằm tháng 3 âm lịch theo truyền thống Việt Nam

Kinhtedothi - Theo phong tục lâu đời, cứ vào ngày rằm và mùng 1 âm lịch hàng tháng, mỗi gia đình người Việt đều làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an, may mắn...

Dưới đây là ý nghĩa ngày rằm và văn khấn rằm tháng 3 âm lịch theo phong tục lâu đời của Việt Nam

Ý nghĩa ngày rằm hàng tháng

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người Việt ta coi ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Lễ vật cúng ngày rằm hàng tháng đơn giản, gồm: Hương hoa, Trầu rượu, Nước, Hoa quả.

Dưới đây là cách sắm lễ và bài văn khấn ngày rằm tháng 3 âm lịch năm Nhâm Dần 2022

Xin giới thiệu bài văn khấn Thổ Công và các vị Thần trong nhà ngày rằm tháng 3 âm lịch:

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần.

- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ; Phúc đức Tôn thần.

- Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

- Các ngài Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày rằm (15) tháng 3 năm Nhâm Dần 2022

Tín chủ con là ..............................................................

Ngụ tại ..........................................................................

Chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương

Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần,

Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Xin giới thiệu bài văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 3 âm lịch

Muốn cúng tổ tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức dưới đây:

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:...... Ngụ tại:......

Hôm nay là ngày rằm (15) tháng 3 năm Nhâm Dân 2022

Gặp tiết ngày rằm, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ