-
Chủ nhân của nhà hàng này là ông Phạm Quang Minh.
- Vốn tính hoài cổ, người đàn ông sinh năm 1962 luôn muốn được một lần ngược dòng thời gian về thời bao cấp.
- Những năm 2000, ông ấp ủ ý tưởng mở chuỗi “Cửa hàng mậu dịch”
-
Bởi, ông muốn cùng người thân, bạn bè ôn lại kỷ niệm của thời ấu thơ, một thời khốn khó, cơ cực nhưng đầy ắp tình cảm.
- Thế nhưng, năm 2012, ý tưởng đó mới được hiện thực hóa bằng “Cửa hàng mậu dịch” số 37 Nam Tràng.
- Sau đó là “Cửa hàng mậu dịch” số 46 An Dương.
- Bởi lẽ, để sưu tầm được hàng ngàn đồ vật cho cửa hàng đã khó,
- thiết kế được một không gian phù hợp để trưng bày chúng và thuận tiện phục vụ khách hàng lại càng khó.
- Với 400 m2 không chỉ rộng rãi, thoáng mát, có sân trời cây cảnh...
-
...mà quan trọng là mọi thứ được thiết kế theo phong cách riêng, phảng phất hơi thở của "hợp tác xã" ngày xưa song lại gọn gàng sạch sẽ.
- Trong số các kỷ vật đang được trưng bày tại đây, đáng chú ý là hàng trăm chiếc đồng hồ thông dụng trong thời bao cấp.
-
Chúng được chủ quán khéo léo trang trí, bày biện đan cài với các đồ vật thời bao cấp khác khắp 4 không gian của nhà hàng.
- Cùng với những chiếc đồng hồ, "Cửa hàng mậu dịch" số 46 An Dương còn trưng bày rất nhiều xe máy, xe đạp, tiền, các loại tem phiếu, quạt tai voi, ca uống nước, bát đĩa,... từ thời bao cấp.
- Số hiện vật được trương bày lên đến con số hàng ngàn
- Đặc biệt, cách phục vụ của quán ăn này mô phỏng đúng thời bao cấp
- Chính vì thế, nhiều người coi "Cửa hàng mậu dịch" số 46 như một bảo tàng mini về thời bao cấp.
- Họ đến đây không chỉ để ăn mà còn để trải nghiệm những giá trị xưa cũ của một thời đã xa...