Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Về Hưng Yên thăm cây nhãn tổ đang mùa trổ hoa

Kinhtedothi - Cây nhãn tổ toạ lạc tại khuôn viên đình - chùa Hiến (Phố Hiến, phường Hồng Châu, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) có tuổi thọ cách đây khoảng 400 năm.
Cây nhãn tổ toạ lạc tại Phố Hiến, phường Hồng Châu, Hưng Yên. Ảnh: Vĩnh Quân

Tương truyền, cách đây khoảng 400 năm, vị quan trấn thủ của Trấn Sơn Nam đã mang từ đâu cây nhãn về đất này trồng. Không biết do hợp đất hay đây là giống nhãn đặc biệt mà khi ra hoa, kết quả thì có hương vị thơm ngon đặc biệt, không giống nhãn nào bì kịp.

Từ khi cây ra hoa cho tới lúc quả chín, không ai được trèo hái khi chưa được sự cho phép của làng. Cũng vì là nhãn quý nên đối với người dân trong làng ngày ấy, nhãn được chia theo suất đinh. Từ đó về sau, cứ vào tháng 7 âm lịch hàng năm, khi quả nhãn chín, các vị quan, dân địa phương cùng các bậc cao niên trong làng chọn các chàng trai trẻ khôi ngô, tuấn tú để hái những chùm quả đẹp dâng Đức Phật, cúng Thành hoàng và làm sản vật tiến nua nên còn được gọi là nhãn tiến vua.

Đình Hiến. Ảnh: Vĩnh Quân

Điều đặc biệt là quả nhãn có trái to, vỏ mỏng, da trơn bóng, hạt nhỏ, vị ngọt thanh mát như đường phèn. Xưa kia, nhà bác học Lê Quý Đôn từng thưởng thức và đã miêu tả trong cuốn Phủ biên tạp lục năm 1776: “Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.

Vào mùa nhãn chín, những trái nhãn tỏa ra hương thơm đặc trưng nên thu hút các loài chim chóc, côn trùng đến ăn. Thấy vậy, sư trụ trì cùng người dân đã đan những chiếc lồng tre bao quanh chùm nhãn. Và đặc biệt, khi bóc trái nhãn thì các lớp cùi dày lồng lên nhau, gọi là nhãn lồng.

Trải qua thời gian, do cây lâu năm, thân mục ruỗng nên đã bị đổ sau một trận bão lớn, chỉ còn lại một nhánh con được nhà chùa và người dân chăm sóc phát triển thành cây nhãn như ngày nay. Hàng năm, cây vẫn đơm hoa, kết trái, hương vị vẫn thơm ngon như trước.

Cây nhãn tổ. Ảnh: Vĩnh Quân

Ngày nay, nhãn Hưng Yên được lai tạo, trồng ở khắp nơi, được phát triển mở rộng theo quy trình VietGap khép kín từ khâu lựa chọn giống, chăm sóc cho đến thu hoạch và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân.

Cây nhãn tổ được xem là bảo tàng sống về giống nhãn lồng đặc sản quê hương, sản vật quý đã xứng danh “Vương giả chỉ quả" (tức vua của các loài quả) và được người dân Phố Hiến luôn tự hào, bảo tồn và phát triển.

Ngày 10/10/1992, cây nhãn tổ được Hội làm vườn Việt Nam xác định trên 300 năm tuổi. Cây nhãn được vinh danh và bảo vệ nguồn gen gốc để bảo tồn và phát triển. 

Chùa Hiến. Ảnh: Vĩnh Quân
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

Quảng Ninh: ngành điện lý giải hóa đơn tăng trong tháng 6

08 Jul, 10:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, ngành điện lực tỉnh Quảng Ninh cho biết, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình trong tháng 6/2025 tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến dưới điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài.

TP Hồ Chí Minh: xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy cư xá Độc Lập

TP Hồ Chí Minh: xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy cư xá Độc Lập

08 Jul, 07:10 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, thông tin từ Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, vụ cháy tại cư xá Độc Lập (phường Phú Thọ Hòa) nguyên nhân ban đầu được xác định do chập đường dây điện người dân tự đấu nối cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện tại tầng trệt của cư xá.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ