Một ngày sau khi cựu Hoàng đế Akihito và Hoàng hậu Michiko thoái vị sau 3 thập kỷ lãnh đạo hoàng gia hàng đầu của quốc gia, Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, đã chính thức lên ngôi Hoa cúc trong một buổi lễ sáng nay (1/5), với một nghi thức lễ đầu tiên mà vợ ông và các phụ nữ hoàng gia khác không được phép tham dự.
Ông Naruhito - Nhật hoàng đầu tiên được sinh ra sau Thế chiến II và cũng là người đầu tiên được nuôi dưỡng bởi cha mẹ mình - bày tỏ lòng biết ơn đối với trọng trách của cha mẹ để lại.
"Tôi cam kết rằng sẽ luôn nghĩ về người dân, luôn gần gũi với dân và hoàn thành nhiệm vụ của mình như một biểu tượng của nhà nước Nhật Bản và sự đoàn kết của người dân Nhật Bản theo hiến pháp", Nhật hoàng Naruhito nói trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị là Hoàng đế, "tôi chân thành hy vọng cho hạnh phúc của người dân và sự tiến bộ hơn nữa của đất nước và hòa bình thế giới".
Việc Thái tử Naruhito lên ngôi Hoàng đế đồng nghĩa với việc gia đình hoàng gia Nhật Bản sẽ chỉ còn lại 3 người có khả năng thừa kế ngai vàng - 2 trong số đó nay 12 tuổi và 83 tuổi. Nhật hoàng Naruhito có một cô con gái 17 tuổi, Công chúa Aiko, nhưng cô không đủ tư cách để thừa kế ngai vàng vì luật kế vị chỉ dành cho nam giới - vị trí mà những người bảo thủ ở Nhật coi là trung tâm của truyền thống đế quốc nhưng nhiều chuyên gia cho rằng nó đe dọa sự tồn tại của chế độ quân chủ.
Xếp sau Nhật hoàng Naruhito là em trai của ông, Hoàng tử Akishino, 53 tuổi, tiếp theo là con trai của Akishino, Hoàng tử Hisahito,12 tuổi. Sau đó, Hoàng tử Hitachi, 83 tuổi, em trai của Thượng hoàng Akihitángẽ có quyền kế vị.
Các cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người Nhật đồng ý để phụ nữ lên ngôi và sau đó truyền lại cho con cái họ, nhưng phe bảo thủ không đồng ý và đây được cho là lực lượng chính đnag hỗ trợ Thủ tướng Shinzo Abe.
Năm 2006, Thủ tướng Nhật lúc bấy giờ Junichiro Koizumi đã gần đề xuất sửa đổi luật lệ kế vị chỉ dành cho nam giới, nhưng điều đó đã được gác lại với sự ra đời của Hoàng tử Hisahito - chấm dứt "cơn khát" người kế vị nam kéo dài 41 năm ở nước này.
Trong lịch sử, Nhật Bản từng có một số hoàng đế nữ trong thời kỳ tiền hiện đại, nhưng điều này đã chấm dứt hoàn toàn với việc ban hành Luật Hoàng gia nơi Hạ viện vào năm 1889, quy định việc kế vị chỉ dành cho nam giới.
Khi quốc hội năm 2017 ban hành một đạo luật đặc biệt để cho phép Nhật hoàng Akihito thoái vị, nó từng là một động thái gây tranh cãi nơi những người bảo thủ, khiến các nhà lập pháp đã phải thông qua một nghị quyết không ràng buộc yêu cầu chính phủ xem xét làm thế nào để đảm bảo sự kế thừa ổn định.
Một thay đổi đáng kể đối với thành viên nữ của Hoàng tộc Nhật Bản là việc ở lại hoàng gia sau khi kết hôn với thường dân, vì vậy họ ít nhất có thể chia sẻ các nghĩa vụ đế quốc của mìnhuảTuy nhiên điều này được cho đã khiến phe bảo thủ ở Nhật thận trọng, bởi họ coi đó là bước đầu tiên cho quyền kế vị nữ.