Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vi phạm giao thông, bị tịch thu xe máy trong những trường hợp nào?

Kinhtedothi - Các lỗi vi phạm sau sẽ bị tịch thu xe máy: Người điều khiển xe máy buông cả hai tay; dùng chân điều khiển xe máy; ngồi về một bên khi đang điều khiển xe...
Ảnh minh họa. 

Theo quy định điều 6, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị tịch thu xe máy như sau:

Người điều khiển xe máy buông cả hai tay; dùng chân điều khiển xe máy; ngồi về một bên khi đang điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe, đổi người điều khiển khi xe đang chạy; xoay người về phía sau hoặc bịt mắt điều khiển xe.

Người điều khiển xe máy có hành vi lạng lách hoặc đánh võng khi điều khiển xe trên đường bộ trong hay ngoài đô thị.

Người điều khiển xe máy chạy xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy xe bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

Người điều khiển xe máy chạy thành nhóm từ 2 xe trở lên vượt quá tốc độ quy định.

Điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hay có hành vi bỏ trốn sau khi vi phạm không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Bên cạnh đó, tại khoản 15, điều 30 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định về những trường hợp bị tịch thu xe máy:

Người điều khiển sử dụng xe tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông cũng bị tịch thu xe máy.

Người điều khiển xe máy không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện trong các trường hợp như không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp.

Ngoài ra, tại khoản 14, khoản 15, điều 30 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, chủ phương tiện sẽ bị tịch thu xe máy nếu có hành vi vi phạm sau đây:

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

Không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp.

Không có giấy đăng ký xe theo quy định.

Sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

Sử dụng giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cung cấp phương tiện có giấy đăng ký tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép cho đơn vị chức năng.

Cung cấp phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông.

Sử dụng phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung, số máy của xe tham gia giao thông.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ