Thu vượt thời hạn quy định gần 2 năm
Dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Ngang (gọi tắt là BOT Đèo Ngang) có tổng mức đầu tư dự án là 150,021 tỷ đồng, được Bộ GTVT và Tổng Công ty Sông Đà ký hợp đồng vào năm 2002. Dự án đưa vào khai thác từ tháng 10/2004 và có thời gian hoàn vốn theo hợp đồng BOT là 18 năm 5 tháng. Đây là một trong những dự án đầu tiên áp dụng theo hình thức đối tác công tư (PPP) của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) là đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi giai đoạn thu phí.
Trong quá trình hoạt động, do lưu lượng giao thông thực tế qua trạm thu phí Đèo Ngang tăng cao so với dự kiến trong hợp đồng (khoảng 112%/năm), đồng thời, giá trị quyết toán giảm so với tổng mức đầu tư (132 tỷ đồng/150 tỷ đồng) nên thời gian thu phí hoàn vốn được rút ngắn khoảng 7 năm 10 tháng so với hợp đồng, kết thúc thu phí khoảng tháng 4/2015. Tuy nhiên, Tổng Công ty Sông đà đã thu phí đến tháng 12/2016, vượt thời gian so với hợp đồng gần 2 năm.Theo TCĐB, việc BOT Đèo Ngang thu phí vượt quá thời gian theo thực tế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, một tỏng những nguyên nhân khách quan là do tại thời điểm ký hợp đồng dự án, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hình thức hợp dồng BOT còn sơ sài, chưa lường trước được những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Từ khi BOT Đèo Ngang dừng thu phí đến nay, TCĐB đã không ít lần yêu cầu Tổng Công ty Sông Đà chuyển vào ngân sách Nhà nước khoản thu vượt hợp đồng nhưng đến tận ngày 22/3/2019, nhà đầu tư dự án BOT Đèo Ngang mới nộp vào ngân sách Nhà nước số 57,16 tỷ đồng trong tổng số 88,36 tỷ đồng đã thu vượt. Việc này được Tổng Công ty Sông Đà báo cáo với Bộ GTVT và TCĐB vào 2 ngày sau đó (ngày 25//3/2019). Còn lại 31,2 tỷ đồng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án tiếp tục kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trong đó có vấn đề về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, lãi vay ngân hàng giai đoạn xây dựng và lãi vay giai đoạn khai thác.Khẩn trương thu hồi cho ngân sách Nhà nướcTính đến thời điểm hiện tại, công tác khắc phục việc thu phí quá thời hạn quy định trong hợp đồng tại dự án BOT Đèo Ngang vẫn đang được TCĐB triển khai. Tuy nhiên, vẫn có không ít vướng mắc khiến cho việc thu hồi số tiền nhà đầu tư thu vượt tại dự án này để nộp vào ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn. Theo TCĐB, hiện nay, nhiều nội dung chưa có hướng dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật như hướng dẫn công tác quyết toán hợp đồng, xác định các thông số đầu vào của phương án tài chính hợp đồng BOT. Do đó, quá trình đám phán thống nhát các nội dung điều chỉnh hợp đồng, quyết toán và thanh lý hợp đồng mất nhiều thời gian và cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt là các nội dung về nguồn thu khác của dự án, thu lãi tiền gửi ngân hàng từ thu phí, thu hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, tính toán thuế giá trị gia tăng được hoàn...Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, cần phải khắc phục, xử lý càng sớm càng tốt. Đặc biệt là công tác khắc phục hậu quả, thu hồi toàn bộ số tiền thu vượt nộp vào ngân sách Nhà nước bởi nếu để càng lâu thì Nhà nước sẽ là người chịu thiệt nhất. Trách nhiệm thu hồi số tiền thu vượt tại BOT Đèo Ngang thuộc vè Bộ GTVT và TCĐB vì đây là hai đơn vị này vừa trực tiếp phê duyệt dự án, vừa giám sát, quản lý quá trình hoạt động của dự án sau khi hoàn thành xây lắp.
Hiện nay vẫn còn một số nội dung vướng mắc chưa được thống nhất giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án như: Thuế giá trị gia tăng nhà đầu tư báo cáo sai, các khoản giảm trừ chi phí giai đoạn khai thác do không được thỏa thuận quyết toán, lãi tiền gửi ngân hàng từ thu phí, thu hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, khai thác từ dự án. |