Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vì sao chính sách phát triển làng nghề chưa đi vào cuộc sống?

Kinhtedothi - Để thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề, ngày 4/12/2013, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề. Tuy nhiên đến nay, Nghị quyết trên vẫn chưa thể triển khai sâu rộng.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có 308 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Tổng doanh thu của 303 làng nghề truyền thống, 5 làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm.
Làng gốm Bát Tràng. Ảnh: Văn Phúc.
Một số làng nghề có doanh thu cao vượt trội như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo, dệt kim La Phù đạt 1.301 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu đạt 1.600 tỷ đồng; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.209 tỷ đồng...
Để hỗ trợ các làng nghề phát triển, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề. Theo đó, các đơn vị tham gia sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ bằng tiền toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng; các chi phí còn lại được huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời, được ngân sách hỗ trợ bằng tiền toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng khu trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nhưng không quá 1 tỷ đồng/làng nghề; các chi phí còn lại được huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Mặc dù vậy, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn Hà Nội chưa triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề theo Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND của HĐND TP. Sở dĩ vậy là bởi mức hỗ trợ xây dựng hạ tầng cho một làng nghề (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm…) không quá 1 tỷ đồng là quá thấp, không đủ để thực hiện xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng nêu trên đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư khá lớn, nhưng khả năng thu hồi vốn thấp. Việc kêu gọi xã hội hóa vào lĩnh vực này cũng rất khó khăn, hiện chưa có quận, huyện, thị xã nào triển khai thực hiện đầu tư xây dựng.
Theo đề xuất của UBND các quận, huyện, thị xã, việc xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại làng nghề phục vụ khách du lịch cần diện tích từ 3.000 đến 5.000m2, và tổng mức đầu tư từ 6 - 8 tỷ đồng/dự án.
Do đó, cần phải nâng mức kinh phí hỗ trợ để đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề, cũng như tạo điều kiện để kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng các hạng mục công trình khác nhằm phát triển làng nghề kết hợp du lịch.
Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, việc hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hòa thiện cơ sở hạ tầng làng nghề thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh, TP. Vì vậy, Sở đang tập trung nghiên cứu, tham mưu UBND TP Hà Nội quy định cụ thể mức hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch tại các làng nghề. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ