Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Vì sao Nga khẳng định được vai trò quyết định trong Nhóm OPEC+?

Nguyễn Phương (Theo Oilprice)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một thập kỷ trước, quan hệ đối tác giữa Moscow và Riyadh dường như là không thể, song hiện nay Ả Rập Saudi - nhà lãnh đạo thực tế của OPEC luôn cần sự nhất trí từ phía Nga trong chính sách sản lượng của liên minh.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, gồm Nga và Ả Rập Saudi - những thành viên chủ chốt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, còn gọi là Nhóm OPEC+, đã tạo một liên minh giúp thị trường dầu mỏ ổn định trước cuộc cách mạng dầu đá phiến của Mỹ.
 Thái tử Ả Rập Saudi và Tổng thống Nga.
Cách đây một thập kỷ, mối quan hệ đối tác giữa MoscowRiyadh dường như là không tồn tại do những lợi ích trái ngược nhau. Nhưng những diễn biến gần đây đã phần nào liên kết hai quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới tạo thành Nhóm OPEC+.
Dẫu vậy, điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu dầu mỏ của Nga và Ả Rập Saudi không còn là đối thủ nữa. Trên thực tế, hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đang cạnh tranh mạnh mẽ để chiếm thị phần tại thị trường châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, MoscowRiyadh đang suy xét tới vị thế của mình trong các cuộc đàm phán trong tương lai đối với thỏ thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của Nhóm OPEC+.
Hiện, Nga sắp vượt qua Ả Rập Saudi, giành vị trí quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối nhiều thứ 4 thế giới.
Mức độ giàu có tương đối của Nga ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, trong khi của Ả Rập Saudi đang giảm dần. Sự thay đổi này thể hiện hai vấn đề, thứ nhất là tình trạng của nền kinh tế của mỗi nước, và thứ hai, sự lựa chọn chiến lược và vị thế thương lượng của mỗi quốc gia.
Hiện trạnh nền kinh tế
Khoảng cách giàu nghèo khác nhau giữa Ả Rập Saudi và Nga là kết quả của chính sách đối nội và đối ngoại dẫn đến việc tích lũy hay chi tiêu ngân sách thu được từ ngành dầu mỏ.
Đối với Moscow, các lệnh trừng phạt của phương Tây từ năm 2015 và nguồn doanh thu từ dầu mỏ sụt giảm đã gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Tuy nhiên, Nga vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế tương đối nhờ vào khoản tiết kiệm quốc gia. Moscow đã học cách dự trữ tài chính, nghĩa là cần cung cấp sự hỗ trợ tài chính mới trong trường hợp khủng hoảng khác.
Thứ hai, dự trữ tài chính, hoặc chi tiêu của Riyadh là dấu hiệu rõ ràng về tình trạng kinh tế của vương quốc dầu mỏ. Mặc dù kinh tế Nga bị ảnh hưởng lớn từ các lệnh trừng phạt sau nhiều năm bị trừng phạt cùng với việc phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực năng lượng, nhưng “người khổng lồ” Á - Âu vẫn sở hữu một nền kinh tế đa dạng. Ngược lại, Ả Rập Saudi có mức độ phụ thuộc cao hơn vào ngành sản xuất dầu mỏ. Do đó, nguồn thu từ xuất khẩu “vàng đen” của Riyadh sụt giảm cần phải được bù lại bằng cách tăng mức chi từ ngân sách tiết kiệm của quốc gia.
 
Đàm phán thỏa thuận cắt giảm nguồn cung mới
Hãng xếp hạng Fitch gần đây đã nâng xếp hạng nợ của Nga nhờ yếu tố được gọi là “chính sách kinh tế thận trọng”. Tổng dự trữ của Nga được dự báo sẽ lên tới gần 600 tỷ USD nhờ thặng dư thương mại và ngân sách. Với các chính sách hợp lý, Moscow đã giảm mức cân đối tài chính từ mức giá dầu gần 110 USD/thùng vào năm 2013 xuống còn 40 USD hiện tại, đồng thời Nga đang chinh phục thành công các thị trường châu Âu và Trung Quốc.
Nhóm OPEC+ đã nhất trì gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến tháng 3/2020. 
Trong khi đó, một chính sách đối ngoại tích cực và các mục tiêu trong nước đầy tham vọng đòi hỏi khoản ngân sách “khủng” đối với Ả Rập Saudi. Vì vậy, Riyadh muốn đẩy giá dầu lên khoảng 80 USD/thùng để cân đối ngân sách.
Phía Moscow cũng hiểu rõ tình hình kinh tế của đối thủ và đối tác của mình. Do đó, hiện không có nhiều khả năng Điện Kremlin sẽ đồng ý về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của Nhóm OPEC+ trong tương lai để hỗ trợ giá “vàng đen”.
Theo một quan chức từ Ả  Rập Saudi, nước này sẽ không chấp nhận giá dầu tiếp tục thấp như mức hiện tại và đang xem xét tất cả các lựa chọn để kéo giá dầu đi lên. Các cam kết của Riyadh nhằm ổn định giá dầu trước ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã hỗ trợ tích cực cho thị trường năng lượng, giúp giá dầu hồi phục nhẹ vào tuần trước.
Về chính sách điều hành sản lượng dầu mỏ sau thời điểm tháng 3/2020, Nga sẽ xem xét đánh giá kỹ xem liệu Moscow có tiếp tục cùng các nước đồng minh khác trong OPEC+ cắt giảm nguồn cung dầu mỏ hay không. Giới phân tích cho rằng, trừ khi giá dầu lao dốc xuống dưới ngưỡng 40 USD/thùng, Nga có thể phải miễn cưỡng đồng ý tiếp tục giảm sản lượng khai thác, thay vào đó Moscow sẽ để các nhà sản xuất dầu mỏ trong nước tự điều chỉnh sản lượng của mình./.