Semeru, ngọn núi cao nhất trên đảo Java, 4/12 đã bất ngờ phun trào, tạo thành những tòa tháp tro bụi và đám mây nóng bỏng bao trùm các ngôi làng xung quanh ở tỉnh Đông Java, khiến nhiều người dân bỏ chạy trong hoảng loạn.
Các nhà chức trách cho biết vụ phun trào đã làm tạm ngưng một cây cầu chiến lược nối hai khu vực ở quận Lumajang gần đó với thành phố Malang và các tòa nhà bị đổ nát.
Giới chức BNPB Abdul Muhari cho biết 13 người đã thiệt mạng sau vụ phun trào, hai trong số đó đã được xác định danh tính. 98 người bị thương, chủ yếu do bỏng, trong đó có hai phụ nữ mang thai, đồng thời 902 người đã được sơ tán.
Một nhân chứng của Reuters cho biết tại khu vực Sumberwuluh, lớp tro xám dày đặc bao phủ những ngôi nhà bị hư hại, trong khi các tình nguyện viên cố gắng giải tán những người cố gắng lái lái xe về nhà của họ gần Semeru.
Trong khi đó, một quan chức tại cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia nói với kênh truyền hình Metro TV rằng việc sơ tán đã bị đình chỉ do các đám mây nóng cản trở các nỗ lực.
Đá nặng và trầm tích núi lửa nóng cũng khiến hoạt động cứu trợ bị hạn chế. Thoriqul Haq, một quan chức địa phương ở Lumajang, trước đó cho biết nhiều công nhân khai thác cát đã bị mắc kẹt xung tại khu vực làm việc gần núi lửa.
Bộ Giao thông vận tải Indonesia hôm nay cho biết vụ phun trào không gây gián đoạn các chuyến bay hàng hóa, do các phi công đã được cảnh báo để đề phòng tro bụi.
Ngọn núi Semeru cao hơn 3.600 là một trong gần 130 núi lửa đang hoạt động tại Indonesia. Trước đó trong năm nay ngọn núi đã từng phun trào hồi tháng 1 nhưng không gây ra thương vong. Indonesia nằm giữa "Vành đai lửa Thái Bình Dương", một khu vực có biến động địa chấn mạnh, nơi các mảng khác nhau trên vỏ trái đất gặp nhau và tạo ra một số lượng lớn các trận động đất và núi lửa.