Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam đóng góp hiệu quả trên 3 trụ cột của ASEAN

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Chiều 14/12, Bộ Ngoại giao tổ chức tổng kết tình hình hợp tác ASEAN năm 2016 và phương hướng Việt Nam tham gia năm 2017, với sự chủ trì của Thử trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã đánh giá cụ thể các cơ hội và thách thức của Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo của ASEAN; tích cực trao đổi các trọng tâm, ưu tiên tham gia hợp tác ASEAN trong năm tới cả ở cấp khu vực và quốc gia. Ở cấp khu vực, các bộ, ngành nhất trí thúc đẩy bốn trọng tâm lớn, đó là: triển khai hiệu quả Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể trên từng trụ cột, nhất là các sáng kiến về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

 Các đại biểu nghe báo cáo tổng quát những hoạt động của ASEAN trong năm 2016.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, phụ trách Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Vũ Hồ, ở trụ cột chính trị - an ninh (APSC), 141/290 dòng hành động trong Kế hoạch tổng thể 2025 đang được triển khai hiệu quả, làm nổi bật thế mạnh của ASEAN trong việc thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và các chuẩn mực ứng xử chung. Trên trụ cột Kinh tế (AEC), trong năm 2016, ASEAN đã thực hiện được 18 kế hoạch hành động ở lĩnh vực hợp tác kinh tế. Trên bình diện văn hóa – xã hội (ASCC), ASEAN đã thực hiện được 109 dòng hành động tính đến tháng 11/2016. Về quan hệ đối ngoại, cộng đồng ASEAN đã có những bước phát triển hoàn toàn khác so với trước đây, do có sự tham gia và gắn kết ngày càng nhiểu, ngày càng chặt chẽ của các nước, đặc biệt là các nước lớn. Đồng thời, tham gia một cách tích cực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Đặc biệt, tình hình Biển Đông trong năm qua đã có những diễn biến tương đối phức tạp, bao gồm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Vai trò của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của ASEAN đã được thể hiện rõ nét bằng việc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Với vai trò thành viên ASEAN, trong suốt một năm qua, Việt Nam đã luôn thể hiện trách nhiệm, tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoạch định các chính sách cũng như triển khai các thỏa thuận hợp tác của Hiệp hội. Đồng thời, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ cột chính, bảo vệ lợi ịch khu vực. Trong đó, phải nói đến những đóng góp quan trọng của Việt Nam trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Ở cấp quốc gia, Việt Nam cũng đặt ra những vấn đề ưu tiên đối với ASEAN trong năm 2017, bao gồm việc đề xuất, tiếp tục thúc đẩy các chương trình trên 3 trụ cột chính, xem xét triển khai chương trình tăng cường kết nối ASEAN 2025, hợp tác các Tiểu vùng sông Mê Kông, tham gia một cách tích cực trong lĩnh vực văn hóa – xã hội; biến đổi khí hậu; phấn đấu thúc đẩy, vấn đề ASEAN tiếp tục được bàn đến tại các diễn đàn lớn… Năm 2017, ASEAN sẽ có nhiều hoạt động quan trọng, Philippines sẽ trở thành Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, với chủ đề “Hợp tác để Thay đổi, Cam kết với Thế giới”, kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ASEAN…