Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông

Kinhtedothi - Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Sáng ngày 17/7 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.

Việt Nam chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.

Theo đó, khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp Đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để CLCS xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.

Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông đã được nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).

Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Vào tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Bắc Biển Đông và nộp Đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với khu vực Nam Biển Đông.

Trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp Đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới việc phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên Hợp quốc trong quá trình Việt Nam nộp các Đệ trình của mình theo đúng các quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.

Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14/6/2024.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phát triển bền vững: từ Luật Thủ đô tới lời tâm huyết của vị thượng nghị sĩ Mỹ

Hà Nội phát triển bền vững: từ Luật Thủ đô tới lời tâm huyết của vị thượng nghị sĩ Mỹ

01 Jul, 06:48 PM

Kinhtedothi - Hà Nội có đặc thù quan trọng và Luật Thủ đô (sửa đổi) 2024 đã góp phần “chắp cánh” cho những tiềm năng đó phát triển hơn nữa trong hành trình trở thành một đô thị bền vững, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa XIII (2011-2016), Ủy viên Hội đồng Quỹ Hòa bình và phát triển Việt Nam (VPDF), Đại sứ Hà Huy Thông chia sẻ với Báo Kinh tế & Đô thị.

Argentina mở văn phòng chuyên trách công - nông nghiệp tại Hà Nội

Argentina mở văn phòng chuyên trách công - nông nghiệp tại Hà Nội

01 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Với sự hiện diện của Văn phòng Tùy viên Chuyên trách Công - Nông nghiệp tại Việt Nam, văn phòng thứ sáu trên toàn cầu, Đại sứ quán Argentina kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác, thương mại song phương giữa hai quốc gia lên tầm cao mới.

UNESCO – đối tác toàn diện, thực chất và hiệu quả của Việt Nam

UNESCO – đối tác toàn diện, thực chất và hiệu quả của Việt Nam

27 Jun, 08:09 PM

Kinhtedothi - Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá cao tầm nhìn và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua các chiến lược, chính sách lớn như miễn học phí toàn bộ học sinh trường công lập từ năm 2025, đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển trí tuệ nhân tạo...

Việt Nam truyền cảm hứng khởi nghiệp tại WEF Thiên Tân 2025

Việt Nam truyền cảm hứng khởi nghiệp tại WEF Thiên Tân 2025

27 Jun, 09:24 AM

Kinhtedothi - Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mang đến thông điệp quan trọng, đó là tinh thần khởi nghiệp cho một kỷ nguyên mới, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ