Kinhtedothi - Tại Họp báo Thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 15/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, nhấn mạnh lập trường rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về vấn đề này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Hoàng Nam
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)," Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, các hành động đơn phương, trong đó có lệnh cấm đánh bắt cá, sẽ không được thực hiện khi chưa có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan và không được làm phức tạp thêm tình hình trên biển.
Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: “Các bên liên quan cần hành xử có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, và cùng nhau đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Biển Đông.”
Trước diễn biến mới, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và gửi công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc.
Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.
Báo Kinh tế và Đô thị xin trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có tiêu đề: “Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị”:
Kinhtedothi - Việc các lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia tham dự lễ kỷ niệm 30/4 không chỉ thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa các quốc gia láng giềng, mà còn truyền đi thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam về hòa giải, hòa bình và hợp tác cùng phát triển trong khu vực.
Kinhtedothi - Lần đầu tiên đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35), Việt Nam khẳng định năng lực điều hành, đóng góp tích cực vào quản trị đại dương toàn cầu. Thành công này đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hội nhập quốc tế chủ động, sâu rộng và hiệu quả của đất nước.
Lúc 11h30 ngày 24/6 (theo giờ địa phương, tức 10h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Tân Hải, thành phố Thiên Tân, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF 16 Thiên Tân) và làm việc tại Trung Quốc.
Kinhtedothi - Liên quan xung đột Trung Đông, Bộ Ngoại giao đã phối hợp các cơ quan trong nước và cơ quan đại diện Việt Nam tại Israel, Iran cùng khu vực lân cận để theo dõi sát diễn biến, triển khai kế hoạch khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho công dân và trụ sở cơ quan đại diện.
Kinhtedothi - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF Thiên Tân 2025, khẳng định vai trò chủ động của Việt Nam trong hợp tác khu vực và toàn cầu, thúc đẩy các sáng kiến về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, sáng 20/6, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã cho ra mắt Chuyên trang thông tin đa phương tiện với tên miền vietnammedia.vnanet.vn. Sản phẩm chiến lược này do Trung tâm Nội dung số và Truyền thông– đơn vị thông tin nguồn trực thuộc TTXVN quản lý và vận hành.