Được biết, khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) được quy hoạch để triển khai các hệ thống di động theo tiêu chuẩn IMT-Advandced (cho 4G) và các phiên bản tiếp theo. Giá khởi điểm cho băng tần B1 là hơn 3.900 tỷ đồng.
Tối ngày 8/3 Viettel đã chính thức vượt qua các đối thủ khác để lấy được quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần B1 (2500-2600 MHz).
Theo đại diện Viettel thì khối băng tần B1 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây là băng tần hiệu quả để Viettel triển khai đồng thời cho cả mạng 4G và 5G, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ 4G hiện nay và cung cấp dịch vụ 5G.
Việc Viettel trúng đấu giá băng tần B1 là điều kiện cần thiết để Viettel đồng hành cùng xu thế phát triển về công nghệ viễn thông của thế giới. Ngoài ra, đây còn là lộ trình để thúc đẩy phát triển hạ tầng số quốc gia, hệ sinh thái dịch vụ số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động.
Hiện các thiết bị 5G do Viettel nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng để chạy triển khai khai trên băng tần B1. Dự kiến, Viettel sẽ sớm khai trương mạng 5G trên toàn quốc.
Sau khi đấu giá băng tần B1, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia sẽ tiếp tổ chức đấu giá khối băng tần C3 (3800-3900 MHz) vào ngày 14/3 và khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) vào ngày 19/3 tại trụ sở Cục tần số vô tuyến điện.