Đó là nhận định của Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Đỗ Bảo Ngọc khi trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị về thương vụ Vinfast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Theo ông Ngọc, mỗi DN sẽ có một cách khác nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho đất nước phù hợp với định hướng của mình. Và tất cả những nỗ lực đó đều đáng trân trọng.
Đêm qua, 15/8, cổ phiếu Vinfast chính thức trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ. Ông đánh giá thế nào về việc một DN Việt tự tin “mang chuông đi gõ xứ người”?
- Việc Vinfast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ là kế hoạch mà doanh nghiệp này đã ấp ủ và chuẩn bị trong thời gian tương đối dài. Trong bối cảnh, tình hình kinh tế thế giới và trong nước, cũng như bản thân DN nội tại vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đây là một nỗ lực lớn của một DN Việt có bề dày đóng góp về sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho ngân sách và các hoạt động xã hội.
Thực tế, Mỹ là một thị trường quốc tế lớn nhất về xe điện. Đó cũng là lý do Vinfast chọn Mỹ để “đánh cồng”. Việc này sẽ hiện thực hoá mục tiêu thâm nhập thị trường xe điện lớn nhất thế giới này. Việc sau này, Vinfast có cạnh tranh thành công với các hãng xe điện quốc tế lớn hay không thì phải chờ, tuy nhiên, đây là một nỗ lực lớn trong hành trình thực hiện tham vọng vươn tầm thế giới, tạo lập hình ảnh một DN toàn cầu, nỗ lực vượt khó, thành công ở thị trường quốc tế.
Mở nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ hay niêm yết tại đây, ngoài mục tiêu để bán hàngthực hiện mục tiêu thâm nhập thị trường quốc tế về mảng xe điện, đây sẽ là một kênh huy động vốn tốt củ Vinfast. Tại Mỹ, họ có thể có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các định chế tài chính tài chính, các ngân hàng lớn để huy động một nguồn lực lớn tại các định chế tài chính đó để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường đó trong tương lai.
Thương vụ này được đánh giá là tiếp thêm động lực cho DN Việt ra biển lớn, ý kiến của ông ra sao?
- Mỗi DN sẽ có một con đường khác nhau để hiện thực hoá các chiến lược kinh doanh của mình. Có DN lớn nhưng họ không hướng đến việc niêm yết trên các sàn quốc tế mà chỉ đặt mục tiêu đưa hàng hoá ra thế giới.
Vì sao Vinfast chọn thị trường Mỹ để niêm yết. Như tôi đã nói ở trên, Mỹ là thị trường xe điện lớn. Khi họ chinh phục được thị trường này, đáp ứng được các tiêu chuẩn Mỹ thì con đường trở thành hãng xe điện lớn của thế giới sẽ thuận lợi.
Thứ hai, Mỹ là một thị trường tài chính hàng đầu. Đây sẽ là một kênh huy động vốn hiệu quả cho Vinfast tiếp cận với các định chế tài chính lớn.
Ở Việt Nam, có rất nhiều DN xuất khẩu lớn. Bản thân các DN đó đến thời điểm họ cũng chơi những cuộc chơi đủ lớn để cần huy động vốn từ các định chế tài chính quốc tế nhưVinfast. Tất nhiên, không phải DN nào cũng sẽ chọn con đường niêm yết quốc tế. Điều đó còn phụ thuộc vào chiến lược riêng của từng DN.
Tôi nói thế ở thấy, mỗi DN sẽ có một cách khác nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho đất nước phù hợp với định hướng của mình. Và tất cả những nỗ lực đó đều rất đáng trân trọng.
Thưa ông, việc Vinfast đánh cồng tại Mỹ có tăng sức hút của thị trường chứng khoán Việt trong mắt nhà đầu tư nước ngoài không?
- Thương vụ này thực ra không ảnh hưởng quá lớn đến thị trường chứng khoán trong nước. Nếu có, chỉ là chứng khóan Việt sẽ được nhà đầu tư Mỹ biến đến nhiều hơn.
Còn sức háp dẫn của thị trường thì không chỉ dừng ở một thương vụ mà là do tổng thể nền kinh tế.
Hiện, kinh tế Việt Nam vẫn đang là điểm sáng, có tốc độ tăng trưởng cao, triển vọng tốt. Ngoài ra, lực lượng lao động hùng hậu và tầng lớn trung lưu mới cũng sẽ là điểm cộng của thị trường chứng khoán trong nước.
Thực tế diễn biến thị trường chứng khoán đang rất tốt. Từ đầu tháng 4 đến nay, thị trường tạo ra tất nhiều cơ hội kể cả đầu tư lẫn đầu cơ. Dòng tiền cải thiện, thanh khoản được củng cố. Trong môi trưởng vĩ mô lãi suất giảm, dần về mức thấp, lạm phát không quá cao, tạo thêm dư địa giảm lãi suất trong tương lai, tỷ giá tương đối ổn định hấ dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện đó, dòng vốn đi tìm kênh đầu tư thanh khoản linh hoạt hơn. Chứng khoán là một điểm sáng.
Hơn nữa, nền kinh tế vẫn khó khăn, sản xuất kinh doanh, năng lực hấp thụ vốn yếu- trong bối cảnh đó dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thể sẽ tiếp tục chảy vào chứng khoán.
Xin cảm ơn ông!