Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đối diện nhiều khó khăn

Kinhtedothi - Trong tháng 4/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh Vĩnh Phúc ước tăng 6,15% so với tháng trước và tăng 14,39% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 4 tháng đầu năm, IIP tăng 13,36%, cao hơn mức tăng 9,13% cùng kỳ năm trước, cho thấy đà phục hồi sản xuất tiếp tục được duy trì.

Ngành công nghiệp chủ lực giữ nhịp tăng trưởng

Theo Chi cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - động lực chính của tăng trưởng - tăng 6,17% trong tháng 4. Một số ngành khác cũng ghi nhận tăng: sản xuất, phân phối điện và khí đốt tăng 4,70%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 3,86%. Riêng ngành khai khoáng không thay đổi.

Trong tháng 4/2025 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại tỉnh Vĩnh Phúc tăng 6,17%. Ảnh: Sỹ Hào

Chỉ số sản xuất các ngành công nghiệp chủ lực tháng 4/2025 và 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước cũng ghi nhận những kết quả tăng trưởng, cụ thể: ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng mạnh nhờ đa dạng hóa thị trường và nhiều dự án mới vào hoạt động (tháng 4/2025 tăng 27,37%, lũy kế 4 tháng đầu năm tăng 15,30%).

Ngành sản xuất ô tô duy trì ổn định nhờ sức mua cải thiện (giảm 0,27% trong tháng 4 và tăng 16,28% trong 4 tháng đầu năm); ngành sản xuất xe máy gặp khó khăn do nhu cầu tiêu dùng yếu và cạnh tranh từ xe điện nên sản xuất giảm (giảm 19,52% trong tháng 4 và tăng 0,06% trong 4 tháng).

Ngành sản xuất gạch chịu tác động từ thị trường bất động sản trầm lắng và cạnh tranh sản phẩm nhập khẩu (giảm 10% trong tháng 4 và tăng 2,66% trong 4 tháng); ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng mạnh nhờ duy trì đơn hàng xuất khẩu và cải tiến công nghệ (tăng 18,46% trong tháng 4 và tăng 34,12% trong 4 tháng đầu năm).

Tháng 4/2025, ngoài gạch ốp lát và xe máy các loại có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước, các sản phẩm chủ yếu còn lại đều có sản lượng tăng. Tính chung 4 tháng đầu năm, ước tính sản lượng sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh như thức ăn gia súc, giày thể thao, gạch ốp lát, linh kiện điện tử, xe ô tô các loại đều tăng so với cùng kỳ năm trước…

Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính giảm 4,95% so với tháng trước và giảm 1,77% so với cùng kỳ năm 2024. So với tháng trước, 9 trong tổng số 18 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tiêu thụ tăng, một số ngành có mức tăng khá như ngành sản xuất trang phục tăng 5,29%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 14,13%; ngành sản xuất máy móc, thiết bị tăng 30,37%.

Còn lại 9 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tiêu thụ giảm, trong đó giảm mạnh nhất là ngành dệt và ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan với mức giảm tương ứng lần lượt là 51,02% và 24,38%.

Nhiều ngành công nghiệp có chỉ số tiêu thụ giảm, tồn kho cao

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2025 giảm 7,44% so với tháng trước và giảm 16,64% so với cùng kỳ. So với tháng trước, 9 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tồn kho tăng, 8 ngành có chỉ số tồn kho giảm, riêng ngành sản xuất kim loại có chỉ số tồn kho không thay đổi.

Trong tháng 4/2025 sản xuất công nghiệp tại Vĩnh Phúc vẫn giữ được đà tăng trưởng, song mức tiêu thụ giảm và tồn kho tăng tại nhiều ngành chế biến, chế tạo. Ảnh: Sỹ Hào

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 59,70%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 17,78%; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 19,18%; ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,19%.

Các ngành có chỉ số tồn kho giảm đáng kể là ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 14,08%; ngành sản xuất trang phục giảm 14,27%; ngành sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 18,83%.

Như vậy, trong tháng 4/2025 sản xuất công nghiệp tại Vĩnh Phúc vẫn giữ được đà tăng trưởng, song mức tiêu thụ giảm và tồn kho tăng tại nhiều ngành chế biến, chế tạo là dấu hiệu cảnh báo về sức ép từ các chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Điều này đang đặt ra thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp và chính quyền địa phương cần sớm có giải pháp thích ứng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển bền vững.

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

Vĩnh Phúc đón hơn 150.000 lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Vĩnh Phúc đón hơn 150.000 lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Vĩnh Phúc: thương mại, dịch vụ giữ vững đà tăng trưởng tích cực trong tháng 4

Vĩnh Phúc: thương mại, dịch vụ giữ vững đà tăng trưởng tích cực trong tháng 4

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: khai thác thế mạnh của địa phương phát triển nông nghiệp

Điện Biên: khai thác thế mạnh của địa phương phát triển nông nghiệp

08 May, 07:15 PM

Kinhtedothi - Nậm Pồ được đánh giá là một trong những huyện có thế mạnh về phát triển nông nghiệp của tỉnh Điện Biên với địa hình đồi núi, nhiều thung lũng, sông, suối, nguồn nước dồi dào… Toàn huyện có hơn 49.900ha đất trống, trong đó diện tích vùng nguyên liệu dự kiến là hơn 26.900ha.

Chuyển hóa khủng hoảng thành động lực cải cách trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Chuyển hóa khủng hoảng thành động lực cải cách trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ

08 May, 05:00 PM

Kinhtedothi – Việt Nam cần hướng đến các mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của thuế đối ứng đến DN xuất khẩu; ổn định thị trường và chuỗi cung ứng nội địa; duy trì niềm tin của nhà đầu tư và đối tác quốc tế; chuyển hóa khủng hoảng thành động lực cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

08 May, 04:07 PM

Kinhtedothi - Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp (DN) còn đòi hỏi chính quyền địa phương chung tay nâng cấp chất lượng dịch vụ, kết nối điểm đến.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ