Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vĩnh Phúc: sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc có sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng, với đặc điểm hoạt động sản xuất chủ yếu trong lĩnh vực gia công, phụ thuộc các đối tác lớn nước ngoài, tăng trưởng ngành công nghiệp như hiện tại chưa thật sự ổn định, bền vững.

Thu hút FDI vượt kế hoạch năm

Theo kế hoạch năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 400 triệu USD. Nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm (tính đến 15/6), Vĩnh Phúc đã thu hút được gần 436 triệu USD vốn FDI, vượt 8,95% so với kế hoạch đề ra cả năm. Trong đó, nguồn vốn đăng ký tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 345,80 triệu USD.

Thị trường đối tác đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc tiếp tục được duy trì, trong đó Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất với 226,10 triệu USD chiếm 51,88% tổng vốn đăng ký. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng thu hút được 1 dự án từ nước Anh với tổng vốn đầu tư cấp mới 81 triệu USD, chiếm 52,20% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 16 dự án DDI - vốn đầu tư trong nước (10 dự án cấp mới, 6 dự án điều chỉnh vốn) với tổng vốn đăng ký đạt 2.380,53 tỷ đồng, bằng 43,28% kế hoạch giao đầu năm (5.500 tỷ đồng).

Số liệu thống kê cho biết, trong các ngành công nghiệp cấp II, có 20/25 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ; 05/25 ngành có chỉ số sản xuất giảm. Trong đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục giữ vai trò động lực quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, do những đơn hàng từ các đối tác lớn như Google, Dell, Apple và Samsung vẫn được duy trì, thúc đẩy tăng trưởng;

Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 12,49% và ngành sản xuất kim loại tăng 9,66% do thị trường vật liệu xây dựng khởi sắc - nhu cầu xây dựng và sửa chữa gia tăng. Ngành sản xuất xe máy đã có sự tăng trưởng trở lại, ước tính tăng 1,58%.

Nhưng ở chiều hướng ngược lại, thì ngành sản xuất ô tô giảm 5,46% do điều kiện kinh tế khó khăn người tiêu dùng giảm nhu cầu tiêu thụ xe hơi, và có tâm lý chờ đợi chính sách giảm lệ phí trước bạ;

Ngành sản xuất trang phục giảm 8,61% do giảm đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chủ yếu. Sản lượng giày thể thao giảm mạnh nhất với mức giảm hơn 12%, nguyên nhân do điều kiện kinh tế khó khăn, người dân phải tiết giảm chi tiêu.

Tăng trưởng vẫn chưa ổn định bền vững

Một tín hiệu đáng mừng là chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 6/2024 tăng 4,18% so với tháng trước và tăng 5,06% so với cùng thời điểm năm 2023. Chỉ số cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 6/2024 tăng 1,13% so với 6 tháng năm 2023.

Trong đó, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,75%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 4,86% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,05% so với cùng kỳ.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2024 có sự chuyển biến theo chiều hướng tăng. Ảnh minh họa: Lương Giang. 

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng, cho thấy các nỗ lực xúc tiến đầu tư, hỗ trợ hoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy hiệu quả tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang có dấu hiệu phục hồi.

Thống kê 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,02% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 6/2024, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước giảm 0,91% so với tháng trước, nhưng lại tăng 14,23% so với cùng thời điểm năm 2023.

So với cùng kỳ năm trước, 12 ngành công nghiệp cấp II có chỉ số tiêu thụ tăng, một số ngành có mức tăng khá gồm: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 25,60%; sản xuất thiết bị điện tăng 23,49%; sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 25,36%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 9,37%...

Về chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có sự trồi sụt, cụ thể tháng 6/2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tồn kho tăng 9,62% so với tháng trước và giảm 11,79% so với cùng thời điểm năm 2023.

So với tháng trước, 12 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tồn kho tăng, 04 ngành có chỉ số tồn kho giảm, các ngành có chỉ số tồn kho giảm: ngành dệt giảm 10,31%; ngành sản xuất máy móc, thiết bị giảm 15,67%; ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 1,22%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 4,64%.

Theo Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phục hồi trong nửa đầu năm 2024 với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 9,89%.

Nhưng với đặc điểm ngành công nghiệp có tỷ trọng khu vực FDI cao, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công, đơn hàng phụ thuộc vào các đối tác lớn ở nước ngoài, tăng trưởng ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm được nhận định chưa thật sự ổn định và bền vững trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn diễn biến phức tạp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

Mở lối cho nông nghiệp đô thị phát triển

03 Apr, 02:56 PM

Kinhtedothi - Đầu tư cho nông nghiệp sinh thái bền vững trước bối cảnh đô thị hóa là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của Hà Nội. Do đó, TP đang tập trung tổng thể các giải pháp về quy hoạch, đầu tư công nghệ nâng cao giá trị sản xuất, xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái…

Chương trình 07-CTr/TU: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiện ích cho người dân Thủ đô

Chương trình 07-CTr/TU: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiện ích cho người dân Thủ đô

03 Apr, 02:45 PM

Kinhtedothi – Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 07 của Thành ủy đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh của Thủ đô. Đây chính là nền tảng quan trọng cho việc phát triển KHCN&ĐMST Thủ đô giai đoạn 2025 – 2030.

Phát triển du lịch xanh, “bệ đỡ” thu hút khách bền vững

Phát triển du lịch xanh, “bệ đỡ” thu hút khách bền vững

03 Apr, 01:14 PM

Kinhtedothi - Du lịch xanh là xu hướng của thế giới để phát triển du lịch bền vững, hiệu quả. Với Việt Nam, mô hình du lịch xanh hướng tới sự chung tay của cộng đồng trong việc giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên, môi trường, phong tục văn hóa... qua đó, DN xây dựng, nâng cấp tour thu hút khách.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ