Toàn sàn HOSE có 266 mã tăng, 187 mã giảm và 48 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,55 điểm (0,56%) lên 458,13 điểm. Toàn sàn có 106 mã tăng, 113 mã giảm và 60 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,24%) xuống 114,36 điểm.
VN30 chốt phiên sáng tăng 0,58% với 19 mã tăng/10 mã giảm. Dù điểm số thì VCB và VPB vẫn chiếm ngôi đầu, nhưng sức mạnh tăng giá không còn tụ ở các blue-chips ngân hàng. FPT tăng 2,76%, GVR tăng 2,28%, NVL tăng 2,35%, PDR tăng 3,98%, POW tăng 3,68%...
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch mạnh trở lại, nhất là ở nhóm Midcap. Chỉ số nhóm này tăng 1,71% với 46 mã tăng/19 mã giảm. Các mã bất động sản tầm trung tăng rất khỏe như TCH, GEX, ITA, DIG kịch trần, DXG tăng 6,75%, SCR tăng 4,26%... nhiều mã trong nhóm Midcap lọt Top 20 thanh khoản sàn HoSE.
Tính chung cả sàn này số mã kịch trần là 24, trong đó 13 mã thuộc nhóm smallcap. Dù số lượng ngày càng ít đi nhưng các mã còn mạnh thường đạt thanh khoản tốt. Có thể dòng tiền đầu cơ hiện tại “đánh” tập trung hơn, thay vì có được một trào lưu rộng rãi như trước.
Tính riêng phiên sáng, HoSE giao dịch gần 19.600 tỷ-mức thanh khoản rất cao. Dòng tiền cuồn cuộn chảy trên thị trường chứng khoán, bên mua thắng thế.
So với đầu năm 2020, VN-Index đã tăng hơn 55% và HNX-Index tăng hơn 340%. 10 tháng năm 2021, tổng số tài khoản mở mới tại thị trường Việt Nam lên tới gần 1,1 triệu tài khoản, gấp gần 3 lần con số của năm 2020.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán, đến ngày 30/9/2011, tổng quy mô thị trường đã đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương với 133,83% GDP cả nước, với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch và hơn 181 tỷ chứng khoán. Đây quả là con số ấn tượng so với con số vỏn vẹn 2 mã chứng khoán giao dịch những ngày đầu thị trường ra đời.
Số tài khoản nhà đầu tư đăng ký đã lên tới con số gần 4 triệu, trong đó số tài khoản mở mới riêng trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 70% so với cả năm 2020. Thanh khoản thị trường luôn đạt ở mức cao trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà đại dịch vẫn đang bùng phát mạnh. TTCK Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội với tổng lượng vốn huy động qua TTCK năm 2020 đã đạt trên 37% GDP.
Theo ông Vũ Đức Tiến - Tổng giám đốc SHS, TTCK Việt Nam đang phát triển sang một giai đoạn mới, thời kỳ mới, bền vững và phù hợp với sự phát triển của kinh tế.
Theo ông Vũ Đức Tiến, phát triển TTCK nhờ hội tụ nhiều yếu tố, trước tiên là sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có kiên định về phát triển thị trường. “Không phải vì câu chuyện thị trường phát triển nhanh tăng nóng mà bỏ qua quản lý, giám sát, mà tạo ra TTCK minh bạch, hàng hoá chất lượng, quá trình thúc đẩy hàng hóa trên thị trường cũng được thực hiện hiện quyết liệt. Nhờ vậy, TTCK Việt Nam 2 năm qua là điểm nhấn, tôi cho rằng, TTCK sẽ phải như vậy và rõ ràng, với sự phát triển phù hợp với xu hướng chung”, ông Tiến nhấn mạnh.