KTĐT - Từ ngày 1/1/2010, ACFTA - Khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức đi vào hoạt động, dỡ bỏ hàng rào thuế quan cho phép tự do thương mại đối với hơn 90% loại hàng hóa giao dịch.
ACFTA sẽ góp phần làm thay đổi bức tranh toàn cảnh các hoạt động kinh doanh và công nghiệp của một khu vực rộng lớn có diện tích 13 triệu km² và dân số tổng cộng khoảng 2 tỷ người. với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chung lên tới gần 6.000 tỷ USD. Đây là khu vực thương mại lớn nhất thế giới về mặt dân số và lớn thứ 3 thế giới về khối lượng giao dịch, sau Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Các chuyên gia cho rằng chỉ qua vài năm nữa các thành viên trong liên minh mới này sẽ cải thiện một cách đáng kể các chỉ số của mình. Cần nhớ rằng đây là lần đầu tiên có hình thức cố kết có thành phần thuần túy gồm những quốc gia đang phát triển, trong đó hàng loạt nước có tiềm năng khổng lồ.
Quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt gần 250 tỷ USD trong năm 2008, so với mức 19,5 tỷ USD của năm 1995. Đặc biệt trong 4 năm qua, hoạt động thương mại đã tăng gấp đôi với việc ký kết các thỏa thuận về trao đổi hàng hóa, dịch dụ và một hiệp ước về khuyến khích đầu tư liên khu vực.
Theo Phó Tổng thư ký ASEAN Sundram Pushpanathan, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN, sau Nhật Bản và châu Âu. Ông dự báo trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác số một của khu vực này. Trong khi đó, nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Jayant Menon, cho rằng Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ là "bàn đạp" để cộng đồng châu Á vốn đa dạng, hội nhập hơn nữa và có thể dẫn tới một hiệp ước thương mại đa phương quy mô lớn hơn trên toàn khu vực.
Theo giới chuyên gia, ACFTA sẽ giúp hai bên bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Cho đến nay, Trung Quốc và ASEAN đều là những nền kinh tế hướng ngoại. Một khối lượng lớn các sản phẩm của Trung Quốc và ASEAN xuất sang Mỹ và châu Âu. Việc thành lập khu vực tự do thương mại sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp của Đông Nam Á sẽ chịu sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm Trung Quốc.
Theo tiến trình được thực hiện từ năm 2002, kể từ 1/1/2010, Trung Quốc và 6 nước thành viên của ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei sẽ chính thức dỡ bỏ hàng rào thuế quan cho phép tự do buôn bán đối với 7.000 loại hàng hóa và dịch vụ, chiếm 90% các hoạt động buôn bán trong khu vực. Các nước thành viên mới hơn là Campuchia,
Cho đến nay, hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Đông Nam Á bị đánh thuế 5%. Việc dỡ bỏ thuế quan đối với phần lớn hàng hóa sản xuất - ngoại trừ một số sản phẩm dệt may và điện tử bị coi là nhạy cảm - sẽ cho phép Bắc Kinh bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng.
Hiển nhiên, hợp tác Trung Quốc-ASEAN với những đối tác phương Tây truyền thống vẫn sẽ được tiếp tục, nhưng đồng thời cũng giảm dần mức độ phụ thuộc.
Đối với Nga, ACFTA cũng tạo điều kiện cho Nga củng cố liên kết và hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó Giám đốc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) Andrei Ostrovskin nhận định: “Các nước ASEAN và Trung Quốc đều bị tổn thất ở mức độ nhỏ nhất bởi khủng hoảng và vào thời điểm này lại đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Giao thương với những quốc gia đó cho phép Nga trong thời hạn ngắn giải quyết vấn đề phát triển kinh tế của các địa bàn Viễn Đông và Đông
Tất nhiên, liên minh mới này sẽ là một thực thể kinh tế mà các đối thủ khác trên thế giới cần phải tính đến. Hoạt động hiệu quả của nó sẽ thúc đẩy cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc ký kết những văn kiện tương ứng cùng với Trung Quốc và ASEAN.
Đối với Mỹ, hiện chưa phân định rõ ràng vị trí của nước này trong các liên minh kinh tế đang được hình thành. Có thể, Mỹ cũng muốn tác động đến Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, nhưng chỉ chú trọng vào việc làm sao không để cho ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng lớn hơn.
Tuy nhiên, có một số chuyên gia tỏ ra nghi ngại rằng với một số nước ASEAN, Hiệp định này có vẻ không lạc quan lắm. Các chuyên gia kinh tế đưa ra hai con số sau đây:thâm hụt thương mại của ASEAN với Trung Quốc hiện nay có thể so sánh với thặng dư thương mại của ASEAN với Mỹ, khoảng 21 tỷ USD trong cả hai trường hợp. Như vậy chắc chắn là với sự yếu kém của đồng Nhân dân tệ hiện nay, Bắc Kinh - đối tác thương mại hàng đầu của 6 quốc gia ASEAN nói trên, trên cả Mỹ - sẽ còn chinh phục mạnh mẽ hơn nữa thị trường Bangkok và Jakarta nhờ Hiệp định tự do mậu dịch này. Sothirak Pou, chuyên gia kinh tế thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á của
Một số nhà sản xuất trong khu vực thậm chí đã cảnh báo về hậu quả của Hiệp định này. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, giá trị đồng Nhân dân tệ thấp và các công ty Trung Quốc lại được hưởng trợ cấp Nhà nước, điều này sẽ khiến Trung Quốc được hưởng lợi nhiều hơn từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Theo chuyên gia kinh tế Pháp Bruno Philip, có thể Malaysia sẽ được hưởng lợi phần nào từ thỏa thuận này, nhưng chắc chắn không phải là các quốc gia như Việt Nam, do sản xuất hàng hóa với giá trị gia tăng thấp, sẽ bị rơi vào tình thế bất lợi và bị cỗ máy Trung Quốc nghiền nát.
Tại