70 năm giải phóng Thủ đô

Với món bánh quê, học sinh Cần Thơ vượt 500 dự án giành giải khởi nghiệp

Hồng Thắm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ món ăn dân dã của quê hương, nhóm học sinh cấp 2 tại Cần Thơ đã nâng tầm Bánh tằm Thới Long và đạt giải 3 cuộc thi khởi nghiệp.

Bánh tằm vốn là món ăn dân giã quen thuộc với người dân miền Tây, đặc biệt bánh tằm Thới Long (huyện Ô Môn, TP Cần Thơ) nổi tiếng gần xa bởi hương vị riêng biệt, thơm ngon.

Sản phẩm được nhóm học sinh đưa vào các tiệm tạp hóa ở địa phương.
Sản phẩm được nhóm học sinh đưa vào các tiệm tạp hóa ở địa phương.

Tuy nhiên, món bánh này dần mai một khi các cơ sở sản xuất bánh tằm ngày càng ít. Bên cạnh đó, bánh tằm vẫn mang tính món ăn liền, khó bảo quản lâu và vận chuyển xa.

Nhằm nâng tầm đặc sản quê hương, nhóm học sinh cấp 2 của Trường Trung cơ sở Thới Long gồm các em: Bùi Nguyễn Ngọc Trâm Lớp (9A5); Nguyễn Thị Ngọc Phi Lớp (9A9); Trần Hoàng Thùy Trang (6A5); Nguyễn Thị Thảo Ly (6A1); Phan Thị Uyển Nhi (8A11) đã lên ý tưởng cho Dự án "Thương mại hóa sản phẩm bánh tằm Thới Long sấy khô".

Bảo tồn, phát triển nghề truyền thống

Mới đây, dự án này đã đạt giải ba Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên (SV_STARTUP) do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức. Được biết, từ 508 dự án, ban tổ chức đã lựa chọn ra 80 dự án xuất sắc nhất vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.

Em Bùi Nguyễn Ngọc Trâm (lớp 9A5) trưởng dự án chia sẻ: Trước đó, nhóm em có thiết kế video quảng bá về món bánh tằm Thới Long, tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật tại thành phố và đạt giải Nhì. Sau những lời góp ý của giám khảo, nhóm đã lên ý tưởng sấy khô bánh tằm để bảo quản được lâu hơn, đồng thời có thể vận chuyển bánh được xa hơn.

Cô Phạm Thị Ngọc Hoa (bên phải) cùng các em học sinh trong nhóm giới thiệu về dự án.
Cô Phạm Thị Ngọc Hoa (bên phải) cùng các em học sinh trong nhóm giới thiệu về dự án.

"Đây là một dòng sản phẩm mới và là bước ngoặc kích cầu tiêu dùng cho món bánh tằm “bánh quê” được vươn xa ra khỏi địa phương. Bên cạnh đó, sản phẩm áp dụng công nghệ với công thức sấy tách nước, không sử dụng chất bảo quản thực phẩm nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng cũng như thân thiện với môi trường", em Ngọc Trâm chia sẻ về tính độc đáo của dự án.

Là giáo viên hướng dẫn nhóm từ đầu, theo sát các em trong quá trình thực hiện dự án, cô Phạm Thị Ngọc Hoa đã đồng hành cùng các em từ việc lên ý tưởng đến thiết kế bao bì sản phẩm. Cô Ngọc Hoa chia sẻ: Mục đích lớn nhất cũng là góp phần bảo tồn cũng như phát triển làng nghề truyền thống bánh tằm ở địa phương. Đặc biệt, giúp những người con xa quê hương, dù ở bất cứ đâu vẫn có thể thưởng thức món bánh chứa chan hương vị quê nhà.

Theo cô Hoa, hiện, bánh tằm tươi có đặc thù chỉ có hạn sử dụng trong ngày, nhiều cơ sở, chủ gian hàng phải bỏ bánh nếu phân phối, buôn bán không hết. Do đó, phát triển bánh tằm sấy khô sẽ tăng hiệu quả hoạt động sản xuất cho cơ sở, tạo hướng đến sản xuất quy mô công nghiệp giải phóng sức lao động.

Em Bùi Nguyễn Ngọc Trâm (lớp 9A5) trưởng dự án chia sẻ về dự án. Hồng Thắm

Nâng tầm món bánh quê để vươn xa

Để cho ra sản phẩm bánh tằm sấy khô chất lượng, các em học sinh đã tìm tòi, thử nghiệm ở nhiều nhiệt độ khác nhau để cho ra sản phẩm đạt chất lượng nhất.

Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, các em đã mua về và thí nghiệm sấy khô. Thời gian đầu, do chưa biết canh thời gian và nhiệt độ nên  bánh thường bị vàng .

"Từ việc những lần thí nghiệm, chúng em chọn được 2 phương án sấy khô bánh tằm là với nhiệt độ 0C4 phù hợp để sấy khô bánh và sấy bánh với thời gian A3 phút, đồng thời trở bánh để giúp bánh khô đều. Còn với nhiệt độ 0C5 cũng phù hợp để sấy khô bánh và sấy bánh với thời gian t14 phút và trở bánh để giúp bánh khô đều.

Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiệt là 0C4 thì tốn thời gian lâu tốn điện năng nhiều hơn cho việc sấy bánh. Vậy nếu sử dụng phương pháp này thì chi phí sẽ cao hơn sử dụng nhiệt 0C5.", em Ngọc Trâm chia sẻ

Hoàn thành khâu sấy bánh, các bạn học sinh lại tiếp tục hút chân không để bánh giữ được lâu hơn. Bên cạnh đó, nhóm cũng gửi mẫu đi kiểm định tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP HCM, chi nhánh Cần Thơ. Kết quả đều đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh theo quy định. Nhằm bảo vệ môi trường, nhóm cũng đắn đo lên ý tưởng thiết kế bao bì và sau cùng chọn dùng túi giấy.

Hiện sản phẩm bánh tằm sấy khô có hạn sửu dụng trong 7 ngày và được bán với giá bán 8.000 đồng/túi 100 gram, có thể chế biến thành 2 phần ăn. Trung bình 1 tháng các em bán 105 kg bánh tằm sấy khô (tương đương 1.050 túi), sau khi trừ chi phí thu lại lợi nhuận 1.730.000 đồng/tháng.

Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, các em cho biết, trong năm 2023, nhóm sẽ tiếp tục quảng bá giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh lân cận, định hướng trở thành mặt hàng thực phẩm ăn liền độc đáo và ấn tượng, đạt doanh thu 50 triệu năm 2023. Từ năm 2024 sẽ hoàn thiện thêm các nhân, xíu mại đi kèm cho sản phẩm cũng như nâng thời gian bảo quản lâu hơn để mở rộng thị phần ở các tỉnh trên phạm vi toàn quốc cho sản phẩm. Đặc biệt, mong muốn đưa sản phẩm bánh tằm sấy khô vươn xa hơn, kết hợp với một số công ty để xuất khẩu món bánh quê ra nước ngoài.