Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vựa mai Bình Định cấp tập đón Tết

Kinhtedothi - Bình Định nổi danh là xứ sở mai vàng. Trồng mai được liệt kê vào danh sách nghề truyền thống của tỉnh. Thời điểm này thị xã An Nhơn - thủ phủ mai vàng miền Trung đang nôn nao đón Tết Tân Sửu.
Người trồng mai làng Trung Định (thị xã An Nhơn) đều cho rằng, năm nay không khí làng mai không nhộn nhịp bằng năm trước.
Nghệ nhân Phạm Văn Lợi chia sẻ, dịch bệnh Covid-19 và bão lũ thời gian qua đã ảnh hưởng đến kinh tế khiến đầu ra của mai Tết khó khăn hơn. Cùng thời điểm này năm trước, vườn mai nhà ông đã được thương lái mua sạch sẽ. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, mới hơn 60% của vườn mai 3.000 chậu của ông đã được thương lái mua xuất ra thị trường. Đa số thương lái từ các tỉnh phía Bắc đã đặt hàng từ trước 1 tháng và chở đi sớm.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Hải đang chăm chậu mai 20 năm tuổi.
Mai vàng là loại cây trồng ưa thời tiết nắng ấm. Nhưng năm nay, không khí lạnh kéo dài khiến nhiều hộ trồng mai lo lắng về độ nở của hoa. Vừa chăm nụ và búp mai, nghệ nhân Nguyễn Văn Hải chia sẻ, năm nay ông đầu tư 1.000 chậu mai xuất ra thị trường. Hiện tại, tất cả số mai của ông đã được thương lái trong Nam mua hết. Chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, ông lo lắng, liệu mai có kịp nở đúng thời điểm hay không?
Những búp mai nở sớm hiếm hoi trong tiết tháng Chạp miền Trung.
Đến hiện tại, những chậu mai cuối cùng của ông Nguyễn Văn Hải cũng đã được lặt lá. Vài hôm nữa, những chậu mai này sẽ được xuất vào thị trường hoa tết miền Nam. Giá những chậu mai lớn dao động từ 700.000 đồng đến vài chục triệu đồng tùy theo thế dáng, số năm tuổi… Chơi hoa mai là một nghệ thuật, mà giá trị của nghệ thuật tùy thuộc vào người thưởng thức nên mai không có một cái giá cố định.
Mai bonsai không kén người chơi và giá cả khá hợp lý.
Năm nay, những chậu mai bonsai lên ngôi vì không kén khách hàng. Nắm được xu hướng người chơi mai, anh Bùi Văn Duy đã tập trung vào trồng và chăm sóc hơn trăm chậu mai bonsai.
“Với giá dao động từ 250.000 đồng trở lên, người mua mai sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp với túi tiền. Đồng thời, mai bonsai không kén người mua và không gian trưng bày nên khá nhiều người chọn mua”, anh Duy cho biết.
Khách ghé xem mai đủ mọi lứa tuổi.
Theo thống kê, địa bàn thị xã An Nhơn có 1.494 hộ trồng mai, với diện tích 145ha, số chậu mai hiện có khoảng 1,6 triệu. 11/15 xã, phường trên địa bàn thị xã có trồng mai, nhưng tập trung nhiều nhất ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong. Nghề trồng mai vàng hiện là nghề chính của xã Nhơn An với hơn 65% dân số làm nghề. Chính vì vậy, Nhơn An có đến 5 làng nghề trồng mai gồm: Háo Đức, Trung Định, Thuận Thái, Thanh Liêm và Tân Dương.

Người dân chăm sóc mai trước khi đưa lên xe vận chuyển đi mọi miền đất nước.

Nghề trồng mai đã mang lại nguồn kinh tế ổn định cho hộ gia đình, đồng thời phát triển kinh tế địa phương. Chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất để duy trì, phát huy nghề truyền thống. Đại diện UBND xã Nhơn An cho biết, trong thời gian tới sẽ phối hợp cùng với Hội Nông dân tỉnh Bình Định mở các lớp đào tạo từ trồng, chăm sóc và tạo dáng cây mai cho lớp thanh niên kế nghiệp làng nghề.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ