Một mùa hội mới lại đang về, người đi hội thấp thỏm có bị tả tơi, người quản lý lo lắng kịch bản ngăn lễ hội phản cảm sẽ vỡ trận. Nhưng hội năm nay đã khác nhiều so với năm trước, linh thiêng nghi thức rước lễ, phát lộc dần trở về. Người đi hội vui không tả xiết.Rong ruổi cùng hộiĐến chùa Hương từ ngày mùng 2 Tết, khi Khu di tích Hương Sơn đang miễn phí vé thắng cảnh cho du khách, chị Thanh Lương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chật vật giữ tay ga, nhích từng mét đường xuôi về bến đò suối Yến (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội). Không mất giá vé thắng cảnh, nhưng bù lại nhóm đơn 2 người chị Thanh Lương phải trả chênh tiền đò 50.000 đồng/người/vé so với quy định cùng tiền “bo” 100.000 cho chủ đò. Hàng trăm con đò tấp nập vào ra bến đò Thiên Trù, bến đò suối Yến chở dòng người đang hướng về động Hương Tích lễ bái cầu mong sức khỏe và những điều tốt tươi nhất trong mình và người thân.
Hết lễ chùa Hương, du khách lại trở về vùng trung tâm Hà Nội đón hội gò Đống Đa (mùng 5 Tết). Năm nay, hàng nghìn người đã tụ hội cùng dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2019) và chứng kiến thời khắc di tích Gò Đống Đa được công nhận xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Là lễ hội đầu Xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa quan trọng, từ sau Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Năm nay, sau lễ rước kiệu vua Quang Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo T.Ư, TP và đông đảo Nhân dân Thủ đô cũng như du khách thập phương về dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao to lớn của vua Quang Trung cùng các tướng lĩnh, chiến sĩ nghĩa quân Tây Sơn.Ngày mùng 6 tháng Giêng, Lễ hội chùa Hương, Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn), Lễ hội Cổ Loa, Lễ kỷ niệm 1979 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và lễ hội Hai Bà Trưng… cũng đồng loạt khai mạc. Trước ngày khai lễ hội, ở nhiều điểm di tích chứng kiến cảnh ùn tắc, du khách chèo leo thoát khỏi nơi đông người. Đặc biệt là trước giờ khai hội chùa Hương, hàng chục nghìn người vì muốn lễ chùa vào nửa đêm đã phải chen lấn tìm từng khoảng trống nhỏ để đứng được tại động Hương Tích. Và rất khác lạ, trong ngày khai hội của các lễ hội truyền thống, sự bình yên lại trở về. Suối Yến không quá tải thuyền đò. Lễ hội đền Gióng tắc nghẽn hàng kilomet trước khi vào khu di tích nhưng không còn cảnh hỗn chiến vì tranh cướp lộc. Người dân 8 xã của Cổ Loa (Đông Anh) xếp hàng từ sáng sớm trang nghiêm rước kiệu, lễ vật dâng vua trong Lễ hội Cổ Loa 2019. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh trống khai hội đền Hai Bà Trưng trong niềm phấn khởi của khoảng 150.000 du khách về trẩy hội. Vì trùng ngày nghỉ, trong ngày khai hội, nhiều lễ hội đón lượng du khách tăng cao so với các năm trước nhưng chưa một sự vụ nuối tiếc nào xảy ra. Những giá trị còn lưu giữThay vì đi hội theo phong trào, nhiều lễ hội đã tìm được sự bình an và lưu giữ được những giá trị hồn cốt trong các nghi thức dân gian. Lễ hội Cổ Loa 2019 không tấp nập người tỉnh xa, tỉnh gần về dự hội như nhiều lễ hội khác, nhưng nghi thức linh thiêng và tục giữ Bát xã loa thành nối dài từ ngàn xưa đã tạo nên giá trị độc đáo của lễ hội. Theo trí nhớ của cụ Nguyễn Văn Thiêm (92 tuổi) – 1 trong 14 vị cao niên nhất của Cổ Loa (Đông Anh) hiện nay, tục rước Bát xã có từ lâu đời, thường được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng – ngày vua An Dương Vương lên ngôi hoàng đế. Nếu như các năm trước chiến tranh, hội được tổ chức 2 năm một lần, thì vài chục năm trở lại đây, cùng với tinh thần vui chơi bình an và ngày đầu Xuân tưởng nhớ tổ tiên, các xã Văn Thượng, Mạch Tràng, Sằn Giã, Ngoại Sát, Đài Bi, Cầu Cá, Thư Cưu của vùng đất Loa Thành lại tập hợp rước kiệu, lễ vật, bài vị, cùng đọc những lời văn tế dâng vua; kèm theo đó là các câu chuyện huyền thoại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: Vua Thục xây thành Ốc, chuyện các nàng tiên gánh đất xây thành, chuyện diệt Bạch Kê tinh ở núi Sái hay Cao Lỗ chế nỏ thần diệt quân xâm lược…
Lễ hội đền Sóc. |