Vùng phát thải thấp - bí quyết "lọc phổi" cho các đô thị châu Âu

Việt Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng” gây ra hơn 300.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở châu Âu.

Ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, làm giảm tuổi thọ trung bình gần hai năm. Ảnh: AP
Ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người, làm giảm tuổi thọ trung bình gần hai năm. Ảnh: AP

Một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của Liên minh châu Âu cho biết số lượng vùng không khí sạch trên khắp châu Âu đã tăng 40% kể từ năm 2019, điều này buộc các phương tiện cũ và gây ô nhiễm hơn bị loại bỏ khỏi đường phố.

Thuật ngữ “khu vực phát thải thấp” là một thuật ngữ rất quen thuộc và phải tuân thủ nếu bạn tham giao thông tại các quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu EU. Các vùng môi trường (environmental zones) bắt đầu ở Thụy Điển vào năm 1996 có thể được coi là chương trình LEZ đầu tiên trên thế giới. Theo sau Thụy Điển, các khu vực phát thải thấp đã được triển khai tại một số thành phố ở Đức, Hà Lan, bắc Italia, cũng như London trong năm 2007-2008. Kể từ đó, số lượng LEZ không ngừng tăng lên và hiện chúng tồn tại ở nhiều nước EU.

Các khu vực phát thải thấp (LEZ) là các khu vực thường ở trong các thành phố và các thị trấn lớn với các hạn chế đối với hoạt động của các phương tiện gây nhiều ô nhiễm hơn, điển hình là các phương tiện cũ. Các thành phố và chính phủ đã và đang áp dụng các chương trình LEZ như một biện pháp để giảm phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong môi trường xung quanh, nhằm đáp ứng Tiêu chuẩn Chất lượng Không khí của châu Âu. Các khu vực phát thải thấp thường được coi là biện pháp hiệu quả nhất mà các thị trấn và thành phố có thể thực hiện để cải thiện chất lượng không khí.

Cho đến nay, LEZ đã được triển khai tại 320 thành phố của Châu Âu và con số này dự kiến sẽ tăng hơn một nửa lên 507 vào năm 2025.

10 thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Châu Âu hiện đã giới hạn các hầm chứa xăng và dầu diesel, cùng với các quy định nghiêm ngặt dự kiến sẽ được áp dụng trong các khu vực phát thải thấp bao gồm London, Paris, Brussels và Berlin trong vòng 3 năm tới. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng” gây ra hơn 300.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở châu Âu. Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ trung bình toàn cầu gần 2 năm và trở thành mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, các vùng không khí sạch đã được chứng minh là một biện pháp đối phó hiệu quả. Ở Madrid, nồng độ NO2 trong không khí đã giảm 32% sau khi các khu vực phát thải thấp được giới thiệu vào năm 2018.

Italia đứng đầu bảng không khí sạch của châu Âu, với 172 vùng không khí sạch được công bố, so với 78 ở Đức, 17 ở Anh, 14 ở Hà Lan và 8 ở Pháp.

Rất ít vùng phát thải thấp được thành lập ở Trung và Đông Âu, tuy nhiên Ba Lan và Bulgaria dự kiến sẽ khai trương các khu mới trong những tháng sắp tới tới.

Nghiên cứu mới lập luận rằng hiện tại là thời điểm để đẩy mạnh hành động bằng cách chuyển sang các khu vực không phát thải (ZEZ) trước khi kế hoạch loại bỏ các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch ở châu Âu vào năm 2035 và ở Anh vào năm 2030 đi vào hoạt động.

Hiện tại có tới 35 khu vực không phát thải được lên kế hoạch ở Châu Âu vào năm 2030. Các khu vực không có ô nhiễm cũng được lên kế hoạch cho cùng năm tại các khu vực của Paris, Copenhagen, Amsterdam, Barcelona, Berlin, Heidelberg, Milan, Oslo, Rome, Rotterdam, Warsaw, Birmingham, Liverpool và Greater Manchester.