Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vượt lên nghịch cảnh

Kinhtedothi - Dù không may mắn khi gặp biến cố khiến cơ thể không còn lành lặn, anh Lê Tuấn Phương vẫn mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh để vươn lên.

Lê Tuấn Phương (xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) năm nay 30 tuổi. 7 năm trước, sau một vụ tai nạn giao thông, anh Lê Tuấn Phương đã phải cắt bỏ một phần chân phải. Biến cố ập đến khiến bao dự định, hoài bão của anh Lê Tuấn Phương tưởng chừng vụt tắt. Cuộc sống gia đình lại càng trở lên khó khăn hơn.

Năm 2021, trong lúc khó khăn nhất, gia đình anh được Ủy ban MTTQ các cấp động viên tinh thần, hỗ trợ 45 triệu đồng xây dựng nhà ở. Vợ chồng anh cũng vay mượn thêm để hoàn thiện mái ấm.

Ngôi nhà như tiếp thêm ý chí và nghị lực cho người thanh niên trẻ, anh Lê Tuấn Phương mạnh dạn mở xưởng may gia công tại nhà với mong muốn kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tiếp sức cho Phương, chính quyền cỏn tạo điều kiện cho anh vay vốn để phát triển sản xuất.

“Mới mở ra, vốn, kinh tế cũng chưa có, địa phương cũng khuyến khích, hỗ trợ cho vay được 50 triệu để làm ăn, để cho mình tạo doanh thu để ổn định cho gia đình và mọi người xung quanh” - anh Lê Tuấn Phương chia sẻ.

Xưởng may gia công của anh Lê Tuấn Phương.

Thời gian đầu, anh chị gặp nhiều khó khăn vì chưa quen công việc và không có đơn hàng. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng, đến nay, xưởng gia công của gia đình cũng đã hoạt động ổn định. Không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho 3 thành viên trong gia đình, cơ sở may này còn tạo việc làm thêm cho 5 người khác ở địa phương với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/ tháng.

Chị Lê Thị Tuyết, vợ của Lê Tuấn Phương bày tỏ: “Anh ấy rất cố gắng làm ăn, vui vẻ chứ không suy sụp, sa ngã. Vợ con thấy vậy thì cũng vui theo”.

Ngoài ra, anh Lê Tuấn Phương còn được hỗ trợ sinh kế ban đầu là một con bò giống sinh sản để phát triển kinh tế gia đình. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Từ đây, anh tiếp tục mở rộng, nâng cấp ngôi nhà Đại đoàn kết khang trang, rộng rãi, sạch đẹp hơn và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Anh Phương được hỗ trợ bò giống sinh sản để phát triển kinh tế.

“Tàn nhưng không phế”, không đầu hàng số phận và nghịch cảnh, chàng trai khuyết tật quyết tâm không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội nên không ngừng nỗ lực vươn lên. Cuối năm 2022, khi đã tạo dựng cho mình được một nghề ổn định, Phương viết đơn xin thoát nghèo.

“Rất biết ơn cấp ủy, chính quyền địa phương và các cấp Mặt trận, hội đoàn thể đã đồng hành, giúp đỡ trong lúc gia đình tôi lúc khó khăn nhất. Tôi mong muốn mở rộng thêm xưởng may để tạo điều kiện cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, đặc biệt là những người khuyết tật như tôi để họ cùng vươn lên, góp sức xây dựng quê hương” - anh Phương nói.

Tấm gương vượt khó vươn lên của  Lê Tuấn Phương không chỉ là động lực cho những trường hợp khuyết tật nói riêng mà còn là những hộ nghèo, khó khăn nói chung. Ghi nhận nghị lực của chàng trai khuyết tật, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đã tuyên dương Lê Tuấn Phương là thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2024.

Được biết, thực hiện dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng nông thôn mới, xã Hành Tín Đông đã thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản, hỗ trợ sinh kế 21 con bò.

Đối tượng được lựa chọn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số và hội viên phụ nữ khó khăn. Khi thực hiện dự án, mỗi hộ dân được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản trên 18 tháng tuổi, trọng lượng bình quân 220kg/con.

Bên cạnh hỗ trợ sinh kế, công tác hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo cũng được quan tâm. Từ năm 2019 đến năm 2024, từ nguồn của các cấp Mặt trận, có 15 hộ nghèo ở xã Hành Tín Đông được hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở, tổng kinh phí 675 triệu đồng; 55 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà tránh lũ, kinh phí 825 triệu đồng theo phương châm đảm bảo nền cứng, khung cứng, mái cứng.

“Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo… Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở và sinh kế giúp người nghèo an cư lạc nghiệp, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hành Tín Đông Lê Văn Cư chia sẻ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ