Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nuôi cầy vòi hương sinh sản ở huyện Nghĩa Hành: Vốn nhỏ, thu lãi to

Kinhtedothi - Phong trào nuôi cầy vòi hương sinh sản (còn gọi là chồn hương) phát triển mạnh ở xã Hành Thiện, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá.

Ông Hồ Duy Trung (thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện) là người đầu tiên nuôi cầy vòi hương sinh sản ở huyện Nghĩa Hành. 

Năm 2007, từ cặp cầy vòi hương mua về nuôi chơi ban đầu, trải qua hơn 15 năm, ông Trung trở hành chủ của hàng trăm con với mức thu nhập đáng mơ ước của người dân vùng quê.

“Trung bình nếu 1 con cầy vòi hương cái tham gia sinh sản và có 3-6 con giống thì trong 1 năm có thể mang lại thu nhập 20 triệu đồng từ việc bán con giống và xuất thương phẩm. Hiện tại, đối với chồn hương nuôi thương phẩm, trọng lượng đạt từ 3kg/con trở lên, bình quân giá bán 1,7 triệu/kg hơi”, ông Trung nói.

Thức ăn của cầy vòi hương đơn giản, dễ kiếm

Theo ông Trung, cầy vòi hương là giống hoang dã, có đặc điểm ăn vào ban đêm và ngủ ban ngày, trên rừng nó chỉ ăn trái cây nhưng mình thay đổi dần tập tính để phù hợp điều kiện nuôi nhốt. 

“Lúc đầu tôi nấu cơm cho ăn, sau này nuôi nhiều thì nấu cháo cá, cho ăn thêm trái cây thêm. Chồn hương không kén, ăn cũng ít nên chẳng tốn mấy. Tính ra chi phí thức ăn mỗi con từ 2.000-3.000 đồng/ ngày”- ông Trung chia sẻ.

Từ những con ban đầu, đến nay đàn cầy vòi hương của ông Trung đã tăng lên gần 120 con (cả bố và mẹ), mỗi con đều có mã số trại nuôi đăng ký.

Cầy vòi hương được thị trường ưa chuộng, có giá bán khá cao

Chưa hài lòng với kết quả đạt được, ông Hồ Duy Trung còn ấp ủ dự định mở rộng thêm quy mô, chọn lọc và trồng cà phê để hướng tới sản xuất cà phê chồn- một loại cà phê có giá trị kinh tế rất cao và được thị trường ưa chuộng.

Thấy ông Trung khấm khá từ nuôi cầy vòi hương, nhiều hộ dân ở xã Hành Thiện cũng bắt đầu thử nuôi và bắt đầu nhân rộng.

Ông Hồ Duy Quang (thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện), cho biết: “Thấy ông Trung nuôi hiệu quả nên tôi cũng mua con giống về tạo đàn. Sau hơn 2 năm, từ 2 cặp giống đã lên 17 con”.

Cầy vòi hương mang lại thu nhập cao cho người nuôi

Đến nay, tại xã Hành Thiện đã có trên 20 hộ nuôi cầy vòi hương sinh sản, số lượng 245 con giống, mỗi con giống sau khi trừ chi phí cho thu nhập 20 triệu đồng/năm. Hàng năm, mang về thu nhập từ vài chục đến trên 200 triệu đồng cho hộ nuôi/năm.

Anh Lê Văn Thương (thôn Phú Lâm Tây) phấn khởi: "So với nuôi trâu, bò, heo thì nuôi cầy vòi hương hiệu quả kinh tế rất cao. Con giống bán ở khắp các tỉnh, thành. Hiện nay, nhu cầu mua con giống rất cao, số lượng con giống ở xã Hành Thiện không đủ cung cấp ra thị trường”.

Để xây dựng chuỗi thương phẩm an toàn, bền vững, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và phát triển kinh tế của địa phương, xã Hành Thiện đã thành lập HTX nông nghiệp chăn nuôi cầy vòi hương Thiện Phát, có 36 thành viên. Số vốn điều lệ 6,9 tỷ đồng.

Đây là HTX chăn nuôi cầy vòi hương đầu tiên được thành lập trên địa bàn huyện. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã là sản xuất và cung ứng cầy vòi hương giống, cầy vòi hương thịt thương phẩm.

Chủ tịch UBND xã Hành Thiện Phạm Thị Bích Hoa cho biết: “Sau khi thành lập HTX, UBND xã sẽ phối hợp với các ngân hàng, tạo mọi điều kiện để hội viên Hợp tác xã có điều kiện vay vốn xây dựng chuồng trại, tái sản xuất chăn nuôi. Đề xuất Hạt kiểm lâm huyện cùng các ban, phòng ở huyện quan tâm, hỗ trợ về thủ tục theo quy định để người dân xuất bán cầy vòi hương giống cũng như sản phẩm từ Hợp tác xã ra thị trường toàn quốc”.

Cũng theo bà Hoa, xác định nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, xã thực hiện chủ trương 3 trong 1, gồm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao và giảm nghèo bền vững theo mô hình kinh tế gia trại tổng hợp phát triển cây ăn quả kết hợp chăn nuôi và trồng hoa màu ngắn ngày. 

Ngoài việc hỗ trợ cho người dân đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã còn tích cực phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo vay theo kênh ưu đãi. 

Đồng thời, chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tham quan các mô hình sản xuất đạt hiệu quả, giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Hành Thiện đạt 46 triệu đồng/người/năm. Toàn xã còn 84 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,58%.

 

Cả làng rủ nhau nuôi cầy vòi hương

Cả làng rủ nhau nuôi cầy vòi hương

Nghĩa Hành phát triển trái cây OCOP

Nghĩa Hành phát triển trái cây OCOP

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ