Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Vượt lên nghịch cảnh

KTĐT - “Năm 2 tuổi, mình bị sốt bại liệt kéo dài. Sau đó, tứ chi rất khó cử động. Bố mất sớm, một mình mẹ chạy vạy vừa nuôi các em ăn học, vừa giúp mình chữa bệnh gần 10 năm nhưng đôi chân mình đã liệt vĩnh viễn” - Ly ngậm ngùi kể.

KTĐT -  “Năm 2 tuổi, mình bị sốt bại liệt kéo dài. Sau đó, tứ chi rất khó cử động. Bố mất sớm, một mình mẹ chạy vạy vừa nuôi các em ăn học, vừa giúp mình chữa bệnh gần 10 năm nhưng đôi chân mình đã liệt vĩnh viễn” - Ly ngậm ngùi kể.

Dù bị khuyết tật, Nguyễn Thị Hải Ly (28 tuổi, trú tại phường Trường An, TP Huế) vẫn vượt qua mặc cảm, học rất giỏi. Tốt nghiệp 2 trường đại học với tấm bằng loại ưu, Ly quyết đinh mang “ánh sáng tri thức” đến với trung tâm trẻ em khuyết tật Thủy Biều (TP Huế).

Vượt lên nghịch cảnh

“Năm 2 tuổi, mình bị sốt bại liệt kéo dài. Sau đó, tứ chi rất khó cử động. Bố mất sớm, một mình mẹ chạy vạy vừa nuôi các em ăn học, vừa giúp mình chữa bệnh gần 10 năm nhưng đôi chân mình đã liệt vĩnh viễn” - Ly ngậm ngùi kể.

Lúc bấy giờ, nhìn bạn bè tung tăng đến trường học, Ly buồn lắm. Nhưng thương mẹ, thương các em, Ly hiểu rằng chỉ có học và học thật giỏi mới mong đổi đời được. Những năm tháng đi tìm cái chữ của cô gái khuyết tật này cũng lắm chông gai: với đôi chân của mình Ly phải thường xuyên nhờ đến bạn bè, thầy cô giúp đi đến trường, những lúc ngồi trong lớp học thấy bạn bè chạy nhảy vui đùa khi ra chơi, còn mình chỉ ngồi một mình cho đến lúc người thân đến đón về thì lòng Ly lại trào lên nhiều cảm xúc và ước muốn.

Với quyết tâm không biết mệt mỏi, năm 2000 Ly đã thi đỗ thủ khoa ngành Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học Huế. Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, Ly xin được vào làm Trung tâm giáo dục - Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sau đó, mặc dù đã có việc làm ổn định nhưng Ly vẫn muốn được học để hoàn thiện vốn kiến thức của mình hơn. Năm 2005, Ly đã thi đậu vào ngành Sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Huế. Trong những năm tháng là sinh viên, Ly vẫn chăm chỉ miệt mài học tập, cô kể: “Khó khăn lớn nhất của mình lúc là sinh viên đó là lúc lên thư viện tìm sách. Thư viện thì ở tận tầng 3, nếu không có ai dìu mình không lên được. Mình chỉ ao ước được tự lên thư viện vào những lúc ngoài giờ và ở đó để đọc và tìm tài liệu thoải mái”.

Dang cánh ước mơ

Sau khi ra trường được một thời gian, Ly lại xin qua dạy ở trung tâm trẻ em khuyết tật Thủy Biều (TP Huế) với ước mong được giúp đỡ nhiều em nhỏ thiệt thòi, khó khăn. Ly cũng cho biết ở trung tâm này có nhiều em bị khuyết tật khác nhau, đặc biệt là những em bị thiểu năng trí tuệ nên việc học tập là rất khó chỉ học bảng chữ cái cũng là rất vất vả, nhưng với tình yêu công việc và lòng nhiệt tình của mình Ly vẫn kiên trì dạy dỗ các em.

Ly tâm sự cũng không ít lần cô chán nản, nhưng vì tình thương và sự đồng cảm đã tiếp thêm cho cô giáo trẻ sức mạnh. Có những lúc trời mưa gió, mọi người đều nghỉ, nhưng cô giáo Ly vẫn đến lớp học với các em học sinh, nhiều em ở đây đã xem cô như người mẹ, người chị của mình. Ngoài giờ học tập, Ly còn thường xuyên tìm hiểu cuộc sống của nhiều em để giúp đỡ.

Những lúc rảnh rỗi, Ly còn tham gia dạy một lớp học tình thương trong TP, với 2 môn: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Nghị lực và tấm lòng của Ly thật khiến mọi người phải nể phục. Đầu tháng 12 vừa rồi, Ly vinh dự được tham dự hội nghị biểu dương những người khuyết tật khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống do Chi cục bảo trợ xã hội - Bảo vệ chăm sóc trẻ em Thừa Thiên - Huế tổ chức.

“Mình chỉ có một mong muốn là nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người khuyết tật trong việc làm. Để họ có thể tìm được việc làm ổn định, phù hợp với trình độ và chuyên môn mà mình đã học” - cô giáo Ly tâm sự.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ