WHO nhấn mạnh tính cân bằng giới trong chính sách về đồ uống có cồn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi chính phủ các nước xem xét vấn đề cân bằng giới khi xây dựng chính sách về đồ uống có cồn. Tổ chức này cũng cảnh báo hoạt động tiếp thị trong ngành công nghiệp sản xuất rượu, bia ngày càng nhắm đến phụ nữ, những đối tượng gặp nhiều rủi ro cao hơn về sức khỏe do tửu lượng thường kém hơn nam giới.
Theo WHO, có bằng chứng rõ ràng về việc nam giới, phụ nữ và các nhóm thiểu số khác chịu tác động không giống nhau do sử dụng rượu, bia, trong khi ngành công nghiệp đồ uống có cồn đã điều chỉnh hoạt động tiếp thị hướng tới các đối tượng khác nhau.

Nhận định chính sách quản lý rượu, bia của các quốc gia vẫn chưa quan tâm đến vấn đề giới tính, WHO kêu gọi các chính phủ cần chú trọng đề cập đến vấn đề này khi triển khai các biện pháp quản lý liên quan.
WHO cho biết ngành công nghiệp sản xuất rượu, bia cần phải có biện pháp tiếp cận người tiêu dùng theo giới tính, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt các chiến lược tiếp thị.
Sau những thành công trong việc giải quyết tác động của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng, WHO đang chuyển sự chú ý đến những thức uống có cồn như rượu, bia.
Các nghiên cứu cho thấy ngành này ngày càng chuyển hướng tiếp thị đến các đối tượng là nữ giới, thông qua nhiều phương tiện, từ bao bì đến quảng cáo, nhấn mạnh các yếu tố liên quan đến nữ quyền hoặc các vấn đề thu hút phái nữ.
Đặc biệt, phụ nữ ở Châu Phi và Ấn Độ thường là mục tiêu nhắm đến của các chiến lược tiếp thị, quảng cáo rượu, bia với việc tuyên truyền đây là thức uống của sự tự do.
WHO cho biết, việc tiếp thị rượu, bia cũng nhắm đến nam giới, phần lớn do quan niệm đàn ông phải uống nhiều bia, rươu. Với những đối tượng này, khả năng tiêu thụ nhiều rượu, bia của họ có thể làm bùng phát các nguy cơ, những hành vi nguy hiểm khác nhau.
Tuy nhiên, phụ nữ lại phải gánh chịu nhiều tác hại từ rượu bia hơn, dù mức độ tiêu thụ những đồ uống này thấp hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra chứng rối loạn sử dụng rượu phát triển nhanh hơn ở phụ nữ, và họ cũng đang phải đối mặt nhiều tác hại gián tiếp từ việc sử dụng thức uống có cồn của người thân trong gia đình hoặc những người khác.
Cộng đồng LGBTQ+ cũng phải đối mặt với những tác hại khác nhau, thường tiêu thụ nhiều rượu hơn và gặp nhiều vấn đề về sử dụng chất gây nghiện hơn so với các đối tượng khác.
WHO cho biết uống rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 200 loại bệnh và tình trạng chấn thương, bao gồm một số bệnh như ung thư, xơ gan và các bệnh tim mạch.

“Tận thấy” tác động của rượu bia khi lái xe
Kinhtedothi-Viện Nghiên cứu và Đào tạo của Liên hiệp quốc phối hợp với Đại học GTVT triển khai thí điểm “Chương trình đào tạo về tác hại của việc sử dụng rượu bia trong điều khiển phương tiện giao thông”, sử dụng kính thực tế ảo để học viên “tận thấy” tác động của rượu bia khi lái xe.

Hàng loạt tài xế bị phạt nặng vì uống rượu bia vẫn lái xe
Kinhtedothi - Tiến hành kiểm tra hơn 300 phương tiện, lực lượng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) phát hiện 4 tài xế điều khiển phương tiện trong hơi thở có nồng độ cồn. Các tài xế này được yêu cầu ký biên bản, tạm giữ phương tiện và bằng lái.

Hàn Quốc nhức nhối với vấn nạn rượu bia
Kinhtedothi - Tại Hàn Quốc, không hiếm trường hợp người lái xe gây tai nạn trong tình trạng say xỉn đã uống thêm rượu để tìm cách thoát án.