Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng đội ngũ giáo viên để ĐH Quốc gia đạt chuẩn quốc tế

Kinhtedothi - Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai giảng năm học 2014-2015 của trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), sáng 15/9.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn: “ĐHQGHN vừa là trung tâm giáo dục vừa phải là trung tâm văn hóa có môi trường dân chủ, nhân ái, nghĩa tình. Là nơi con người được tôn trọng, được yêu thương, được trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo để phát triển suốc đời”.

Sắc thái mới cho giáo dục đại học

Trong Lễ khai giảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, rất vui mừng khi thời gian qua ĐHQGHN tiếp tục đổi mới và phát triển tốt theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh trống khai giảng taih trường ĐHQGHN.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh trống khai giảng tại trường ĐHQGHN.
ĐHQGHN đã duy trì quy mô đào tạo chính quy hợp lý, giảm nhanh số lượng đào tạo không chính quy; tăng quy mô đào tạo sau ĐH theo tỷ lệ các trường ĐH nghiên cứu, đạt gần 30%. Nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao đã được kiểm định đạt chuẩn chất lượng của mạng lưới các ĐH ASEAN. ĐHQGHN cũng đã chủ động xây dựng phương án tuyển sinh tiên tiến bằng một bài thi tổng hợp để đánh giá toàn diện năng lực người học.

Trong hoạt động NCKH, ĐHQGHN triển khai đồng bộ và có sự gắn kết giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; giữa khoa học và công nghệ kỹ thuật; giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐHQGHN góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa và di sản văn hóa của dân tộc. Và, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai.

Thủ tướng khẳng định, những thành công bước đầu của ĐHQGHN cùng với những nỗ lực của các trường ĐH, CĐ trong cả nước đang tạo ra khí thế mới, sắc thái mới  của giáo dục ĐH Việt Nam trên con đường đổi mới căn bản và toàn diện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Hoạt động khoa học công nghệ đóng vai trò chủ đạo

Tại lễ khai giảng, Thủ tướng đề nghị, ĐHQGHN và các trường ĐH, CĐ cần chủ động, năng động hơn nữa, tạo những đột phá để phát triển mạnh mẽ, phấn đấu tiến kịp trình độ các trường ĐH tiên tiến ở khu vực và thế giới, phục vụ hiệu quả sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng thăm quan phòng truyền thống của trường ĐHQGHN.
Thủ tướng thăm quan phòng truyền thống của trường ĐHQGHN.
Để hoàn thành trọng trách trên, Thủ tướng chỉ đạo trong năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo, ĐHQGHN cùng các trường ĐH, CĐ cần làm tốt một số nhiệm vụ: Đổi mới quản trị ĐH, chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; tiếp tục đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra, phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của người học, bảo đảm chất lượng thực chất đáp ứng nhu cầu xã hội và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH đất nước; đẩy mạnh công tác NCKH và chuyển giao công nghệ. Hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo ra những sản phẩm nghiên cứu có chất lượng, đủ khả năng ứng dụng, giải quyết các vấn đề quan trọng các địa phương, các ngành, của quốc gia.

Thủ tướng nhấn mạnh, hoạt động khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để phát triển ĐH nghiên cứu, phát triển nguồn lực, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của ĐH Việt Nam. Và, gắn kết chặt chẽ hơn công tác đào tạo với NCKH, gắn hoạt động của nhà trường với doanh nghiệp và thực tế đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh - đối ngoại và hội nhập quốc tế. Giảng viên ĐH phải đồng thời là nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nền giáo dục ĐH Việt Nam tiên tiến, nhân văn, đạt chuẩn quốc tế.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang hoàn thiện và sẽ sớm triển thực hiện các cơ chế chính sách phù hợp nhất là tạo điều kiện tự chủ, chủ động để thu hút các giảng viên, nhà khoa học xuất sắc ở trong và ngoài nước đến giảng dạy, nghiên cứu tại các trường ĐH. Bên cạnh đó sẽ có chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết, tài năng, có nhiều cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp chung của đất nước. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, hệ thống học liệu đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo, học sinh, sinh viên.

“ĐHQGHN cần có các giải pháp hợp lí để nâng cấp, cải tạo, phát triển cơ sở vật chất tại các quận nội thành Hà Nội, đảm bảo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thường xuyên. Đồng thời, cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Ban Quản lý dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc để đẩy nhanh tiên độ triển khai Dự án, phấn đấu trong 5 năm tới có thể chuyển được 2-3 trường ĐH thành viên lên địa điểm mới và sớm đưa Trường ĐH Việt Nhật vào hoạt động”- Thủ tướng giao nhiệm vụ.
Năm học 2014-2015 ĐHQGHN xác nhận 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Đề án điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển tổ chức ở cấp đơn vị thành viên và trực thuộc. Thực hiện có hiệu quả Nhiệm vụ chiến lược xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, gắn với các chương trình KHCN để phát triển các sản phẩm theo định hướng sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động hợp tác phát triển. Chú trọng phát triển đội ngũ nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành và đội ngũ cán bộ quản lý có tư duy, phương pháp và kỹ năng quản trị ĐH tiên tiến.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ