Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng nhãn hiệu gạo đặc trưng của Thủ đô

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội chủ trương giảm dần diện tích đất canh tác lúa và tập trung phát triển giống mới năng suất, chất lượng cao. Định hướng mục tiêu đặt ra là xây dựng cho được một nhãn hiệu gạo đặc trưng của Thủ đô.

Diện tích giảm, năng suất bình quân tăng

Vụ Xuân 2024, toàn TP đã gieo cấy được hơn 80.300ha lúa, cao hơn gần 1% so với kế hoạch đề ra. Con số này giảm khá nhiều so với 102.000ha lúa đã được gieo cấy vào vụ Xuân 2023.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, dự kiến, diện tích gieo cấy lúa trong cả năm 2024 trên địa bàn TP vào khoảng 150.000ha, tương đương cả năm 2023 và giảm khoảng 2,2% so với năm 2022 (158.500ha).

TBR225 là một trong những giống lúa chất lượng được người nông dân đưa vào sản xuất tại Hà Nội.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lưu Thị Hằng cho biết, mặc dù diện tích gieo cấy lúa giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên năng suất lúa bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác lại có xu hướng tăng.

“Bình quân cả năm 2023, năng suất lúa đạt 60,49 tạ/ha, tăng 0,68% so với năm 2022 (60,08 tạ/ha). Tổng sản lượng lúa đạt khoảng 940.000 tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực cho người dân Thủ đô…” - bà Lưu Thị Hằng thông tin thêm.

Không chỉ duy trì sản lượng đảm bảo an ninh lương thực, chất lượng lúa gạo của Hà Nội đang ngày một cao hơn. Những năm gần đây, diện tích canh tác các giống lúa chất lượng cao của Hà Nội chiếm 65 - 70% tổng diện tích toàn vụ. Hàng loạt giống lúa mới tiến bộ như J02, TBR225, HT1, Thiên Ưu 8, Bắc Thơm số 7… đang được người nông dân sử dụng ngày một phổ biến hơn.

Sớm cho ra đời giống lúa đặc trưng

Trong xu hướng đô thị hoá, Hà Nội tiếp tục chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng; gắn với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất nông nghiệp hiện có.

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, diện tích canh tác lúa trên địa bàn TP tập trung tại 17 huyện, thị xã. Diện tích gieo trồng hàng năm có xu hướng giảm. Nếu như năm 2016, diện tích này là 197.000ha thì đến nay chỉ còn lại khoảng 150.000ha. Dự kiến diện tích gieo trồng lúa của Hà Nội sẽ tiếp tục giảm, đến năm 2025, còn khoảng 140.000ha. 

Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội thăm mô hình phát triển lúa hàng hoá tại huyện Chương Mỹ.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong định hướng phát triển, ngành nông nghiệp xác định tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao, gắn với thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong gieo cấy, thu hoạch, sơ chế và chế biến để nâng cao giá trị cho ngành hàng lúa gạo.

Bên cạnh sử dụng giống lúa chất lượng cao và cơ giới hoá đồng bộ, nông dân nhiều địa phương đã bước đầu biết ứng dụng công nghệ cao vào canh tác. Điển hình là sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật. Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa tại Hà Nội đến nay là hơn 1.000ha.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, nâng cao chất lượng lúa gạo là vấn đề lãnh đạo TP hết sức trăn trở. Hà Nội rất mong muốn có thể nghiên cứu và phát triển một bộ giống lúa gạo chất lượng cao mang nhãn hiệu đặc trưng của Thủ đô.

Sản phẩm sẽ có đặc điểm nổi bật là thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vi chất và vi lượng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là có khả năng cải thiện một số bệnh phổ biến như tim mạch, tiểu đường và một số bệnh lý khác.

Được biết, hiện Sở NN&PTNT Hà Nội đang phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai những bước nghiên cứu đầu tiên. Điều này được xem là có ý nghĩa rất lớn, không chỉ ở khía cạnh an ninh lương thực, mà còn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô. 

 

“Sở NN&PTNT Hà Nội kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định về tích tụ, tập trung ruộng đất; có các cơ chế, chính sách thông thoáng trao quyền chủ động cho người dân được giao đất, thuê đất để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn, trong đó có ngành hàng lúa gạo chất lượng cao…” - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại.

Hà Nội hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc phát triển sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hỗ trợ đồng bào vùng dân tộc phát triển sản xuất nông nghiệp

Huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ