Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng nông thôn mới: hành trình liên tục đổi mới, phát triển

Kinhtedothi - Xây dựng nông thôn mới không phải một đích đến, mà là hành trình liên tục đổi mới, sáng tạo và phát triển. Trong giai đoạn 2026 - 2030, công cuộc này đặt ra những yêu cầu mới để phù hợp với bối cảnh mới trong kỷ nguyên mới.

Vẫn còn không ít hạn chế

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, tính đến tháng 1/2025, cả nước có 6.250/8.014 xã (chiếm 78%) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 9,8% so với cuối năm 2021. Trong đó, có 2.275 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 550 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Cả nước cũng có 305/645 đơn vị cấp huyện (đạt hơn 47%) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 92 đơn vị so với cuối năm 2021. Đến nay, cả nước có 23 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (trong đó có Hà Nội) có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Một góc khu vực nông thôn xã An Phú (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội).

Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Ngô Trường Sơn nhấn mạnh, sau gần 5 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo chuyển biến căn bản đối với nông thôn. Mặc dù vậy, Chương trình vẫn còn một số hạn chế.

Kết quả xây dựng xã nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn khoảng cách, chênh lệch lớn. Đơn cử như với chỉ tiêu tổng số xã về đích, trong khi vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt 100%, Đông Nam Bộ cũng đã đạt 97,8%, thì khu vực miền núi phía Bắc mới đạt 52,6%, Tây Nguyên 62,2%.

Trên bình diện cả nước, hiện nay vẫn còn 11 huyện nghèo thuộc 8 tỉnh “trắng xã nông thôn mới”. Bên cạnh đó là 4 tỉnh chưa có đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Một số địa phương gặp khó khăn trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí sau khi đạt chuẩn. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo được đột phá trong nâng cao năng suất và gia tăng giá trị nông sản…

Chú trọng gắn kết cộng đồng nông thôn

Tại hội nghị đóng góp ý kiến về định hướng, mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030 mới đây, nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát nhấn mạnh đến phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

“Mục tiêu quan trọng là phải tạo việc làm và nâng cao năng thu nhập tại chỗ cho dân cư nông thôn, tiệm cận với thu nhập ở khu vực đô thị” - ông Cao Đức Phát bày tỏ quan điểm.

Mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mê Linh (TP Hà Nội).

Cùng chung quan điểm, Viện trưởng Viện Chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Trần Công Thắng khuyến nghị Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo cần củng cố sức mạnh và tính gắn kết của cộng đồng nông thôn.

Tại mỗi làng, xã, cần xây dựng đội ngũ thủ lĩnh cộng đồng có đủ uy tín và năng lực; trao quyền và phát huy vai trò của cộng đồng và người dân trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Đồng thời, gắn xây dựng nông thôn mới với phát triển nông nghiệp và công nghiệp, bảo đảm việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Còn theo quan điểm của Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, cần xác định: xây dựng nông thôn mới không phải một đích đến, mà là một hành trình liên tục đổi mới, sáng tạo và phát triển. Trong giai đoạn 2026 - 2030, xây dựng nông thôn mới đang đặt ra yêu cầu mới để phù hợp với bối cảnh mới trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Nếu như trước đây, nông thôn mới hướng tới những công trình hạ tầng, thì giai đoạn này phải tập trung cho mục tiêu xây dựng một nông thôn với những người dân tri thức, có tính kết nối cao và một nền kinh tế phát triển bền vững…” - Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan khuyến nghị.

Trên cơ sở định hướng mục tiêu nêu trên, các Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng như các bộ ngành, địa phương cần có các chương trình đào tạo, huấn luyện; huy động lực lượng chuyên gia, nhà khoa học, doanh nhân về nông thôn để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, tạo ra những nghề mới phù hợp với điều kiện của từng địa phương, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị từ nghề truyền thống...

 

“Giai đoạn 2026 - 2030, các địa phương cần tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để hoàn thành mục tiêu cả nước có khoảng 90% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí…” - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Ngô Trường Sơn.

Hà Nội: 100% người dân một xã hài lòng với xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: 100% người dân một xã hài lòng với xây dựng nông thôn mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ