Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xây dựng thành công cánh đồng mẫu lớn 100 ha

Kinhtedothi - Ngày 13/8/2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng (TTKNST) tổng kết Dự án xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại các vùng trồng lúa chủ yếu.
Tại xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, dưới sự chủ trì của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng thực hiện với qui mô 100ha, trong vụ Hè Thu - 2014 (từ tháng 5 - tháng 8), có 62 hộ nông dân tham gia. 
Quang cảnh nông dân cùng các nhà khoa học thăm đồng.JPG
Quang cảnh nông dân cùng các nhà khoa học thăm đồng.
Đây là vùng sản xuất lúa tập trung, 3 vụ/năm. Hệ thống thủy lợi được đầu tư nâng cấp đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, giao thông đường thủy, đường bộ thuận lợi cho việc tham quan học tập. Trước khi thực hiện TTKNST phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Tú, UBND xã Mỹ Hương Tiến hành họp dân triển khai nội dung dự án theo hợp đồng và các phụ lục hợp đồng đã ký với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) theo tiêu chí: Hộ có đất canh tác nằm trong vùng qui hoạch; có trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật nhạy bén; có khả năng đối ứng vốn sản xuất; điều nữa cũng không kém phần quan trọng là nông dân cần thống nhất với qui trình kỹ thuật canh tác do cán bộ kỹ thuật dự án đề ra.

Mô hình cùng sử dụng một giống lúa OM5451, cùng định mức giống 100kg/ha, sạ hàng bằng dụng cụ sạ kéo hàng, quản lý dịch hại theo nguyên tắc "4 đúng", quản lý nước theo phương pháp ngập - khô luân phiên, sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm sau khi sạ từ 1 - 3 ngày, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp 100% diện tích mô hình và hợp đồng tiêu thụ lúa với một doanh nghiệp thu mua lúa tư nhân. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn 2 lớp kỹ thuật với những nội dung như: chuẩn bị tháo chua rửa phèn - chuẩn bị đất; kỹ thuật ngâm ủ giống; phương pháp xử lý hạt giống; phương pháp sạ hàng, quản lý cỏ dại và ốc bươu vàng đầu vụ lúa; cách ghi chép sổ nhật ký sản xuất, bón phân giai đoạn mạ đến cuối kỳ đẻ nhánh; cách lập ô ruộng dự báo; cách nhận diện một số đối tượng dịch hại quan trọng và biện pháp quản lý phòng bệnh hại lúa; ngoài ra nông dân còn được tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cao sản theo "một phải, năm giảm"; kỹ thuật quản lý dịch hại theo "công nghệ sinh thái và ứng dụng vi sinh vật đối kháng"; kỹ thuật xử lý sau thu hoạch ứng dụng lò sấy lúa cải tiến. Chương trình được sự tham gia của các chuyên gia nông nghiệp: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - Đại học Cần thơ, PGS.TS. Mai Thành Phụng - TTKNQG Văn phòng phía Nam, TS. Hồ Văn Chiến - GĐ TT BVTC PN. 

Ông Mai Quốc Biên, nông dân tham gia mô hình chia sẻ: Nông dân tham gia mô hình Cánh đồng mẫu lớn được lợi ích rất nhiều như: Được tiếp cận trực tiếp các nhà khoa học, được tập huấn các kỹ thuật canh tác hiệu quả như: Phát hiện bệnh sớm, phun thuốc kịp thời giảm được thiệt hại nặng nề do sâu bệnh gây nên, được hướng dẫn tận ruộng nên chi phí sản xuất giảm và khi thu hoạch năng suất tăng... Nông dân được doanh nghiệp cung ứng hạt giống có nhiều ưu việt hơn so với hạt giống mua ở ngoài, chất lượng bảo đảm theo tiêu chuẩn QCVN01-54/2011/BNNPTNT. Lô giống đã được Viện lúa ĐBSCL kiểm nghiệm ngoài đồng, doanh nghiệp bán lúa giống hỗ trợ chi phí vận chuyển đến xã. Còn doanh nghiệp cung ứng phân bón tương đương với giá bán tại thời điểm và có hỗ trợ chi phí vận chuyển đến xã.
Các nhà khoa học thăm Cánh đồng mẫu lớn tại xã Mỹ hương.JPG
Các nhà khoa học thăm cánh đồng mẫu lớn tại xã Mỹ Hương.
GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, sau khi cùng nông dân đi thăm cánh đồng, ông đưa ra nhận xét tại buổi tổng kết: "Đây là một mô hình cánh đồng mẫu thành công cho thấy mối quan hệ tất yếu của nhân và quả. Nhân là: Quản lý dịch bịnh theo nguyên tắc bốn đúng, cây lúa được nước ngập và khô luân phiên, sử dụng phân chuyên dùng. Chính cái nhân đưa đến cái quả như: Đây là vụ lúa hè thu nhưng thân lúa cứng nên không bị đổ ngã; Bẹ lá cứng do không ngập nước nhiều; bông lúa ở cậy gié vẫn đầy do nhờ bộ lá đồng vẫn còn xanh. Điều này do sử dụng phân bón theo nguyên tắc bốn đúng, nên cây lúa được đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi bộ lá đồng có tuổi thọ lâu, chính vì thế mà hạt trong cậy gié lúa vẫn no đầy. "Chăm sóc tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật nên cho một hệ quả đúng như tác nhân đã gieo, điều này nên phát huy vào những mùa sau. Hơn nữa, chúng tôi mong rằng bà con nông dân nên áp dụng để canh tác những vụ lúa sau, khi mô hình cánh đồng mẫu triển khai ở những nơi khác để thay đổi dần tập quán canh tác theo phương pháp cổ truyền, để năng suất được tăng cao và bảo vệ môi trường".

Ông Dương Minh Hoàng, Giám đốc TTKNST phát biểu: "Mô hình thành công trong đó nhờ vào sự đồng thuận của bà con nông dân tham gia, sự phối hợp chặt chẻ và tác động tích cực của chính quyền địa phương, cũng nhờ vào giao thông và thủy lợi tốt, chính sách hỗ trợ của Khuyến nông (QĐ 183). Qua thời gian thực hiện, rút được những kinh nghiệm cần duy trì và phát triển về sau: Phát huy, tăng cường hoạt động nhóm của tổ hợp trong quá trình sản xuất; Thảo luận thống nhất kế hoạch trước mỗi vụ sản xuất; Tăng cường sản xuất theo định hướng thị trường, ứng dụng công nghệ mới cho vật tư đầu vào và các qui trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ môi trường, chủ động liên kết hợp tác với doanh nghiệp cung ứng vật tư sản xuất cũng như tiêu thụ 

Tại Sóc Trăng, Cánh đồng mẫu lớn thực hiện đến nay được 4 năm, cho thấy có sự chuyển biến trong cách nghĩ cũng như cách làm của một số nông dân tham gia mô hình. Kỹ thuật canh tác mới đã thay đổi được một số tập quán canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, môi trường sinh thái được đặc biệt chú trọng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ