Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển nhanh, bền vững

Thiên Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội nghị hợp tác phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2016 chiều 27/12 đã đánh giá, sự hợp tác bền chặt của 11 tỉnh, TP trong Vùng giai đoạn 2011 – 2016 đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Nhiều kết quả tích cực

Giai đoạn 2011 - 2016, quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, TP trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được tăng cường và có những bước phát triển mới. Năm 2012, Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị hợp tác phát triển với sự tham gia của 11 tỉnh, TP Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng. Các tỉnh, TP đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện nội dung Biên bản hợp tác đã ký kết, các địa phương trong vùng đã liên kết triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản
Đối với, lĩnh vực quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông, các tỉnh, TP cùng tham gia trong quá trình xây dựng các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông và các quy hoạch liên quan. Đồng thời phôi hợp chặt chẽ với Bộ GTVT triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch, góp phần nâng cao khả năng giao thương, thúc dẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như: Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 7... Trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, các địa phương đã tích cực trao đổi thông tin về quy hoạch, cơ chế, chính sách, hiện trạng cơ sở hạ tâng các khu, cụm công nghiệp của địa phương. Đồng thời giới thiệu các DN đầu tư, sản xuất tại các địa phương, góp phần tái cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tại các tỉnh, TP Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ…

Trên lĩnh vực du lịch, các tỉnh, TP trong vùng phối hợp hưởng ứng năm du lịch quốc gia, tích cực tham gia các sự kiện du lịch trong vùng. Hàng năm tổ chức các cuộc giao lưu giữa các DN du lịch của địa phương, chia sẻ kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch. Còn ở lĩnh vực văn hoá, thể thao, Hà Nội đã cử các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các lỉnh, TP trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các tỉnh, TP cũng phối hợp tốt trong công tác bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể, trùng tu, tôn tạo các di tích… Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cũng tăng cường hợp tác trên lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động - thương binh và xã hội, nông nghiệp, an ninh trật tự, tài nguyên môi trường…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đánh giá, được sự quan tâm của T.Ư, quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ những năm qua đã góp phần đẩy mạnh phát triên kinh tế và mở rộng các hoạt dộng văn hoá xã hội. Cơ sở hạ tầng kết nối giữa các địa phương trong Vùng được quan tâm nâng cấp, hoàn thiện.

Khẳng định vị thế dẫn đầu

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song theo đánh giá của các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết quả được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Hoạt động hợp tác chủ yếu mới được triển khai tích cực ở lĩnh vực kinh tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ đào tạo cán bộ mà chưa chuyển mạnh sang các bước thực hiện theo dự án, đề án cụ thể. Bên cạnh đó, chưa xác định rõ vai trò của từng địa phương trong phối hợp phát triển của Vùng.

Việc phối hợp triển khai thực hiện một số công trình ở địa bàn giáp ranh chưa được đẩy mạnh triển khai. Ngoài ra, các tỉnh trong Vùng chưa có sự phối hợp để đưa ra được những kiến nghị, đề xuất chung của Vùng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các Bô, ngành T.Ư về các cơ chế, chính sách, các đề án, chương trình, dự án ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển chung của Vùng.

Tại hội nghị, các địa phương cũng thông qua Kế hoạch điều phối phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó mục tiêu là khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng trên nguyên tắc hài hoà về lợi ích, trách nhiệm và bình đẳng, cùng khai thác các cơ hội, lợi thế so sánh của vùng, cùng giải quyết các vấn đề chung của vùng. Qua đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của cả nước.

Một số định hướng đã được các địa phương thống nhất là điều phối phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ theo định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chung của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thứ hai, điều phối giải quyết các vấn đề chung của Vùng như bảo vộ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, quản lý lao động và dân cư, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh - ưật tự xã hội. Thứ ba, cùng phối hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp về cơ chế, chính sách xây dựng dồng bộ hộ thống kết cấu hạ tầng trong Vùng. Thứ tư, cùng phối họp chặt chẽ thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.