Nhiều băn khoăn
Theo quy định cũ của Bộ GD&ĐT, GV dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp bậc mầm non, phổ thông công lập phải đáp ứng các điều kiện: Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi thi; Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp… Bên cạnh đó, GV phải dự thi các môn kiến thức chung, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ.
Đây được xem là thông tư “khó” đối với GV. Vì thế, ngày 30/11/2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành thông tư số 29/2017/TT-BGDĐT về quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp GV mầm non, phổ thông công lập. Theo đó, GV không phải dự thi thăng hạng mà chỉ cần nộp hồ sơ xét thăng hạng kèm phỏng vấn hoặc làm một bài kiến thức pháp luật.Chia sẻ về vấn đề này, cô Nguyễn Việt Hà - giáo viên dạy cấp THCS tại quận Đống Đa bày tỏ: “Theo tôi nên bỏ qui định ngoại ngữ 2, chỉ cần yêu cầu đạt chuẩn môn ngoại ngữ ở cấp đang dạy là được, như môn tin học, khi có bằng ĐH tin học rồi, không nên yêu cầu gì thêm về môn này nữa". Còn theo cô Nguyễn Hồng Nhung - GV mầm non tại quận Thanh Xuân cho biết, đặc thù công việc của cấp học mầm non là làm việc cả ngày, cả tuần. Hai ngày cuối tuần lại phải đi học thêm, bồi dưỡng để đủ điều kiện được xét thăng hạng khiến GV mệt mỏi.
“Xét thăng hạng phải dựa vào năng lực công tác của GV đó thông qua đánh giá, xếp loại hằng năm và các thành tích nổi bật đạt được. Chứ sát hạch, rồi lại làm bài pháp luật, phỏng vấn thì chả khác nào thi, sao gọi là xét? Thực ra, qui định này vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ” – cô Nhung chia sẻ. Đa số GV khi được hỏi đều không mặn mà với thông tin này, vì thăng hạng chứ không được chuyển ngạch thì lương vẫn vậy.Không bắt buộcLãnh đạo một số trường cho biết, thăng hạng GV không phải là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên, để đáp ứng chương trình sách giáo khoa mới, không chỉ để xét thăng hạng, thăng bậc mà GV phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực để không tụt hậu. Hiệu trưởng trường Tiểu học Phù Lỗ A (huyện Sóc Sơn) Nguyễn Thị Thanh cho biết, thi hay xét thăng hạng không bắt buộc. Tuy nhiên, việc học còn tùy vào năng lực của từng người. Có những người không bắt buộc học, không bắt buộc thi nhưng vẫn đi học để nâng cao nghiệp vụ.
Bên cạnh việc GV tự học, đặc biệt là quy định mới của Bộ về xét thăng hạng GV, đây cũng là dịp rất tốt để GV nâng cao kiến thức cũng như bắt kịp với những đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. “Cả xã hội đang đổi mới, không lý gì GV lại đi ngược lại với xu thế này. GV thấy không đáp ứng được yêu cầu đổi mới thì bắt buộc phải tự học, tự đổi mới mình” – bà Thanh nhấn mạnh.Trả lời câu hỏi GV có dễ được xét thăng hạng không, có bắt buộc đi học, bắt buộc GV phải thăng hạng hay không, ông Nguyễn Quang Tuấn – Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, không bắt buộc GV phải thăng hạng, nhưng đây là quyền lợi của GV. Khi thăng hạng, GV sẽ hưởng nhiều quyền lợi. “Sở đã phổ biến rõ những quy định thăng hạng 3 lên 2, hạng 2 lên 1 theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sở không có văn bản nào yêu cầu bắt buộc GV phải đóng tiền đi học.
Việc xét thăng hạng, GV nào đủ điều kiện thì đăng ký. Do số lượng GV của Hà Nội rất đông, xét thế nào, quy trình ra sao, Hà Nội phải xây dựng phương án, sau đó sẽ đề xuất TP” – ông Tuấn cho hay. Tuy nhiên, trước những bất cập của việc xét thăng hạng GV, đa số GV kiến nghị Bộ GD&ĐT có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, tránh thiệt thòi cho GV.Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp GV mầm non, phổ thông công lập: GV dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập, tình hình thực tế của địa phương. GV được tham dự xét thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề cùng chức danh nghề nghiệp đang giữ. Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.