- Ông ở nhà không biết đó thôi, tôi chưa thấy cuộc họp thôn hôm nào lại sôi nổi như ngày hôm nay. Có mỗi việc bình xét hộ nghèo mà mất cả buổi sáng. "Tôi tưởng mỗi xóm đề xuất trường hợp hộ nghèo lên thôn để cán bộ thôn thống kê danh sách, lấy ý kiến thảo luận dân chủ công khai, rồi bỏ phiếu bình xét là xong chứ làm gì đến mức phức tạp như bà nói" - ông Tư thắc mắc. Bà Phúc liền giải thích: "Đúng là mọi năm đều làm theo quy trình đó nhưng năm nay lại xuất hiện một số trường hợp xin nhận là hộ nghèo ông ạ! Tôi còn nhớ nhiều năm trước đây khi bình xét hộ nghèo, nhiều người rất ngại khi có tên trong danh sách ấy. Có hộ rất nghèo nhưng cố tránh vì tự trọng. Vậy mà giờ không ít người trong độ tuổi lao động, có việc làm mang lại thu nhập, thậm chí nhà có đầy đủ các đồ dùng ti vi, tủ lạnh… mà vẫn khai nghèo, để được hưởng các quyền lợi ưu tiên!". Nghe đến đây, ông Phúc lắc đầu nói: "Người nghèo thì không muốn thoát nghèo, còn người không nghèo cũng nhận là nghèo chỉ để được hưởng ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước. Thời buổi bây giờ mà vẫn tồn tại những tư tưởng như thế, thử hỏi xã hội khi nào mới tiến bộ được?".