Xuân về trên vùng cao địa đầu Tổ quốc

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ khi triển khai Cụm công trình Dự án thủy điện Nho Quế, dường như sức Xuân đã về với vùng cao nơi địa đầu tổ quốc.

Muốn đến cụm thuỷ điện Nho Quế phải vượt qua những khúc cua tay áo chênh vênh trên các sườn núi ở xã Tam Sơn, rồi những đoạn đèo cheo leo, lầy lội ở Khau Vai, Mèo Vạc (Hà Giang). Qua chợ tình Khâu Vai chừng vài cây số, Nhà máy thủy điện Nho Quế 3 hiện ra với những khu nhà khang trang sáng bừng trên màu đá xám. 

Với những người sinh ra ở đồng bằng, lần đầu lên vùng cao khó có thể hình dung đầy đủ ý nghĩa mà những con đường mang lại cho người dân, con đường “Hạnh Phúc”. Cái tên đã nói lên tất cả, vào thời điểm sau 5 năm giải phóng Điện Biên Phủ. Khi ấy, cao nguyên đá Đồng Văn mênh mông vẫn chưa có đường cho xe ôtô, xe máy chạy. Hơn 8 vạn đồng bào phía sau “cổng trời” vẫn trong đói nghèo và lạc hậu. Khi Đảng và Nhà nước quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Đường được đặt tên là “Hạnh phúc,” dài gần 200km; chạy xuyên qua cao nguyên đá Đồng Văn, qua đỉnh Mã Pí Lèng. Con đường được khởi công ngày 10/9/1959, hoàn thành ngày 10/3/1965, đường Hạnh phúc bắt nguồn từ gian khổ, hy sinh, của cả hoa và máu.

Con đường được hình thành như huyền thoại về sức trẻ của hơn 1.000 thanh niên xung phong cùng khoảng 1.200 dân công thanh niên 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Dương trong suốt 6 năm lao động thủ công, miệt mài quên mình với trên 2 triệu ngày công cùng 900.000 tấn thuốc nổ;  riêng ở dốc Mã Pí Lèng - nóc nhà của vùng cao nguyên đá, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường; mang lại ấm no hạnh phúc cho người dân vùng cao.
Cụm công trìQueesthuyr điện Nho Quế.
Cụm công trình thủy điện Nho Quế.
Gần 50 năm sau, con đường mang lại ấm no, phát triển cho người dân vùng cao nguyên đá được những người thợ của Công ty Bitexco - Nho Quế nối dài  bằng cách mở mới và cải tạo thêm một con đường "huyền thoại" một bên là núi, một bên là sông dốc đứng hiểm trở dài gần 50km từ xã Khâu Vai đến cụm nhà máy thủy điện. 

Con đường mới đã trở thành giao thông dân sinh cho người dân tộc thiểu số lên nương, xuống chợ Lũng Pù, chợ Mèo Vạc, học trò xuống trường nội trú Cán Chu Pìn và những điểm trường lân cận và hơn thế nữa, từ con đường này, một dòng điện sáng đã hòa lưới quốc gia để thắp sáng mọi miền Tổ quốc.

Trong cụm công trình Nho Quế, Dự án Thủy điện Nho Quế 3 được xây dựng trên sông Nho Quế tại huyện Mèo Vạc là vùng có địa hình hết sức phức tạp, giao thông đi lại hết sức khó khăn, không thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, nguồn vật liệu xây dựng khan hiếm đặc biệt là nguồn cát tự nhiên, đời sống dân cư khu vực dự án thấp (gồm 5 xã: Lũng Pù, Cán Su Phìn, Sơn Vĩ, Khâu Vai, Pả Vi)…

Sau gần 5 năm xây dựng, chạy thử và c
ông trình khánh thành vào cuối năm 2012, với công suất 110 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 507 triệu KWh. Tổng mức đầu tư 2.195 tỷ đồng, trong đó vốn vay NHTP trên 1.700 tỷ đồng.  

Tổ máy số 1 thủy điện Nho Quế 3 chính thức phát điện 3/2012 và đến 12/8/2012, Nhà máy đã được khánh thành. Cũng từ đó, Công ty CP Năng lượng Bitexco Chi nhánh Hà Giang được thành lập nhằm quản lý khai thác, vận hành cụm nhà máy Thủy điện Nho Quế. Đến cuối năm 2014 nhà máy thủy điện Nho quế 3 đã đạt sản lượng điện trên 1,14 tỷ kWh, đạt doanh thu trước thuế trên 1.000 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 181 tỷ đồng.

Từ khi thủy điện Nho Quế 3 đi vào hoạt động, diện mạo của huyện vùng cao Mèo Vạc đã thực sự thay đổi; từ một huyện nghèo nhất nước, nguồn thu NSNN hàng năm chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng, đến 2014, nguồn thu của huyện đã tăng lên 73 tỷ đồng. 
thủy điện Nho Quế 3 đi vào hoạt động, diện mạo mới của huyện vùng cao Mèo Vạc
Thủy điện Nho Quế 3 đi vào hoạt động, diện mạo của huyện vùng cao Mèo Vạc đã đổi thay.
Từ Nho Quế 3 đi sâu vào phía trong rừng núi, ngược lên thượng nguồn thêm 4km thì đến Dự án Nhà máy Thủy điện Nho Quế 2 đặt  tại xã Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Sơn Vĩ và xã Xín Cái huyện Mèo Vạc với 2 tổ máy công suất 48MW, sản lượng điện hằng năm 225 triệu kwh, có tổng mức đầu tư khoảng 1.492 tỷ đồng do Công ty CP Đầu tư và Phát triển điện Nho Quế đầu tư đang được triển khai thi công.

Sông Nho Quế có những điều kiện lý tưởng để xây dựng thủy điện bậc thang, song cấu tạo địa tầng caxtơ là một thách thức không nhỏ với những người làm thủy điện. Bằng kinh nghiệm và sự kế thừa cơ sở hạ tầng của Thủy điện Nho Quế 3, Công trình Thủy điện Nho Quế 2 đang bước vào đợt thi đua nước rút và phấn đấu phát điện vào cuối quý III năm 2015.

Tổng giám đốc Phạm Văn Viên cho biết: Qua 2 năm, tính từ ngày khởi công, đến thời điểm này, dự án Thủy điện Nho Quế 2 đã hoàn thành 97% công tác đào đắp công trình chính, 100% công tác đường thi công, đường vận hành, lán trại phụ trợ và các công trình phục vụ, thi công  30% khối lượng bê tông các hạng mục (80.000m3/240.000m3), lắp đặt 20% các hạng mục cơ khí thuỷ công và cơ khí thuỷ lực; đền bù toàn bộ diện tích đất thi công các hạng mục diện tích đất lòng hồ sẽ được hoàn thành trong quý I/2015.

Đến thời điểm này, giá trị đầu tư công trình đã đạt 767 tỷ; trong đó, vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam 546 tỷ
đồng, Vietinbank 21 tỷ đồng và 200 tỷ đồng nguồn vốn tự có.

Ông Thào Mí Chơ- Chủ tịch UBND xã Cán Chu Phìn chia sẻ: Xã có trên 5.000 nhân khẩu, 100% là đồng bào H’Mông. Trước đây, người dân 3 xóm ven sông, nơi xây dựng Nhà máy thủy điện Nho Quế 2, muốn xuống xã chỉ có cách đi đường mòn ngược núi, từ khi xây dựng cụm thủy điện, đã có đường đi, có người đã mua được ô tô để đi lại, các hộ tái định cư đã được cấp điện lưới. Trước đây, người dân nuôi được con lợn, con bò muốn bán phải đợi người dưới chợ lên mua, giá chỉ bằng một nửa giá thị trường vì mua rồi họ nhờ xẻ thịt ngay tại chỗ, gùi thịt về chợ trung tâm xã; nhiều khi đến chợ, thịt đã ôi thiu, phải bán rẻ. Còn dân mình không thể dắt lợn, dắt bò về xã được, vì vách đá dựng đứng, chỉ sơ sểnh một chút là trượt chân, lăn mất hút xuống khe, nguy hiểm lắm. Bây giờ đường có rồi, muốn bán lợn, bò, ngựa cứ điện thoại là có ô tô, xe máy về sát nhà cân luôn.

Đến thăm một số hộ tái định cư di bên tả ngạn dòng Nho Quế, 
ông Sùng Mí Dia - người dân xóm Mèo Qua cho biết: Mình chuẩn bị đón cái tết thứ 2 ở nơi mới, nhà bây giờ có điện, có nước, lại được bà con chia đất canh tác. Cuộc sống khá hơn trước nhiều.

Được nhận hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng hơn 1 tỷ đồng, anh Dia dựng lại nhà ở nơi tái định cư, mua xe máy, máy xay ngô, ti vi và chia cho các con lấy vốn làm ăn, còn lại
ông gửi tiết kiệm 500 triệu đồng để có thêm lãi. 

Đến tháng 9/2015 tổ máy số 1 của Nho Quế 2 sẽ chính thức phát điện.  Dự kiến dự án án thủy điện Nho Quế 2 sẽ vận hành 40 năm, đóng góp cho nguồn thu NSNN của Hà Giang khoảng 3.600 tỷ đồng.

Cụm công trình Dự án Nho Quế hoàn thành sẽ tạo dung tích lòng hồ 9 triệu m3, là cơ sở phát triển kinh tế thuỷ sản địa phương; tạo nguồn nước dự phòng cho an sinh xã hội trong vùng Mèo Vạc, khu vực mùa khô thiếu nước, tạo sức Xuân mới cho vùng núi cao, góp phần thực hiện Chiến lược an ninh quốc phòng nơi biên giới./.