Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Xuất khẩu nông sản lách qua cửa hẹp

Kinhtedothi - Với nhiều rào cản từ các thị trường quốc tế, cộng với đà giảm giá từ đầu năm tới nay, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) chủ lực của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản… đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Suy giảm tại nhiều thị trường

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, XK nông lâm thủy sản vẫn giữ được mức tăng trưởng 5,1%  trong vòng 7 tháng đầu năm là một nỗ lực đáng ghi nhận. Thế nhưng, nhìn vào diễn biến của thị trường và những dự báo không mấy lạc quan có thể thấy rằng, cánh cửa XK một số mặt hàng nông sản chủ lực những tháng cuối năm khá nhỏ hẹp. Thực tế, từ đầu năm đến nay, hầu hết các mặt hàng XK sang thị trường Nhật Bản đều giảm do nhu cầu nhập yếu như gỗ, rau quả, thủy sản, sắn… Thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận mức giảm mạnh của hai mặt hàng gạo và sắn.
Đóng hộp vải thiều trước khi xuất khẩu. Ảnh: Quang Thiện
Đóng hộp vải thiều trước khi xuất khẩu.     Ảnh: Quang Thiện
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, khối lượng gạo XK trong 7 tháng đầu năm 2016 đạt 2,93 triệu tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2015. Riêng thị trường số một là Trung Quốc có mức giảm 23%. Lý giải về sự sụt giảm này, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, do phía Trung Quốc siết chặt quản lý xuất nhập khẩu gạo qua biên giới phía Bắc nên việc XK gạo qua đường tiểu ngạch không thuận lợi. Hơn nữa, từ quý II/2016, chúng ta chưa ký tiếp được các hợp đồng XK tập trung với một số thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia. Trong khi đó, đối với thị trường tiềm năng châu Phi, theo bà Bùi Thị Thanh Tâm – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, XK gạo sang thị trường này có khá nhiều rủi ro, lại khó cạnh tranh về giá với Thái Lan nên các DN còn e ngại.

Một trong những mặt hàng XK bị sụt giảm mạnh là sắn được ghi nhận ở hầu hết các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines. Đặc biệt, đối với thủy sản, dù là ngành XK mũi nhọn của nông nghiệp Việt nhưng lại đang đối mặt với nhiều rào cản. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, một lãnh đạo Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, sau khi có những thông tin liên quan tới sai phạm tại Tổng cục Thủy sản (kiểm nghiệm khống sản phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản), nhiều nước đã có động thái ép giá  thủy sản XK của Việt Nam. Chưa hết, mới đây, EU liên tiếp phát đi thông điệp nâng cao mức kiểm soát chất lượng đối với thủy sản XK của Việt Nam…

Tập trung gỡ khó

Các chuyên gia kinh tế nhận định, thương mại toàn cầu vẫn suy yếu, cộng với việc Anh rời EU sẽ gây tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản. Theo đại diện các hiệp hội ngành hàng, muốn đẩy mạnh XK, trước hết phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, mặt hàng tôm chưa thâm nhập được vào thị trường Australia vì nước này chưa công nhận Việt Nam là quốc gia sạch bệnh. Bên cạnh đó, cần phải nhanh chóng ổn định chất lượng cá tra với thị trường EU mới giúp cho XK tốt lên được.

Rõ ràng, chính vì không kiểm soát được chất lượng nên XK nông sản của Việt Nam ở một số thị trường suy giảm mạnh. Bằng chứng là từ năm 2013 đến nay, Việt Nam không XK gạo được sang Nhật Bản, lượng gạo chất lượng cao xuất sang Mỹ, EU cũng liên tục giảm trong hai năm qua. Đối với cà phê, có tới 95% lượng cà phê Việt Nam xuất thô với giá 2 USD/kg. Để giải quyết bài toán này, Bộ NN&PTNT đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm là triển khai xây dựng thương hiệu gạo, dự kiến tháng 11 sẽ hoàn thành tiêu chuẩn gạo Việt Nam. Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các DN chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu XK.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ chỉ đạo tập trung khôi phục sản xuất đối với các sản phẩm chủ lực. Đồng thời chủ động tiếp cận tháo gỡ rào cản của các nước đối với nông sản XK, nhất là hai mặt hàng gạo và thủy sản. Ông Trần Thanh Nam cho biết thêm, Bộ NN&PTNT vừa mới làm việc với Bộ Công Thương để tìm đầu ra cho hạt gạo, trước mắt đã có tín hiệu tốt từ Philippines. Về thủy sản, dự kiến tháng 11/2016, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với phía Mỹ để tháo gỡ rào cản cho XK vào thị trường này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ