Kinhtedothi - Liên Hợp Quốc được đánh giá là “can đảm hơn, nguyên tắc hơn” sau thất bại trong bốn lần nỗ lực trước đó để đạt được thỏa thuận về một nghị quyết.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 27/10 đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc yêu cầu một “thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo” ở Dải Gaza nhằm chấm dứt xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas.
Theo hãng thông tấn AP, cơ quan gồm 193 quốc gia thành viên đã thông qua nghị quyết với 120 phiếu ủng hộ, 14 phiếu phản đối và 45 phiếu trắng. LHQ lên án các cuộc tấn công khủng bố từ ngày 7/10 của Hamas và yêu cầu ngay lập tức thả các con tin bị Hamas bắt giữ.
Kết quả bỏ phiếu về xung đột Hamas-Israel tại trụ sở Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 27/10. Ảnh: Reuters
Ông Riyad Mansour, Đại sứ LHQ của Palestine, đánh giá LHQ đã “can đảm hơn, nguyên tắc hơn” sau thất bại trong bốn lần nỗ lực trước đó để đạt được thỏa thuận về một nghị quyết.
Đại sứ Israel tại LHQ Gilad Erdan gọi đây là “ngày ô nhục” và phát biểu sau cuộc bỏ phiếu: “Israel sẽ không dừng hoạt động cho đến khi tiêu diệt Hamas và các con tin của chúng tôi được trao trả”.
Hãng Reuters trích dẫn số liệu của Cơ quan Y tế Gaza cho biết các cuộc tấn công của Hamas đã làm ít nhất 1.400 người ở Israel và hơn 7.000 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel kể khi bùng phát xung đột ngày 7/10.
Kinhtedothi - Theo chuyên gia, Hà Nội cần kiểm soát phát thải từ rác thải một cách toàn diện và bài bản hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Kinhtedothi - Chiếc máy bay Boeing 747 xa hoa mà Tổng thống Mỹ Donald Trump mới nhận từ Hoàng gia Qatar với ý định thay thế Không Lực Một đang làm dấy lên tranh cãi gay gắt về pháp lý, chi phí cải tạo và nguy cơ an ninh quốc gia.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả tịch thu tài sản và trừng phạt các nước mua dầu Nga.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.