Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Yên tâm với miến dong Minh Dương

Kinhtedothi - Với quy trình sản xuất hoàn toàn bằng máy móc hiện đại, đảm bảo VSATTP, mặt hàng miến dong của Công ty CP Thực phẩm Minh Dương (huyện Hoài Đức) đã từng bước tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng Thủ đô về chất lượng sản phẩm.
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, miến dong là nguyên liệu được dùng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn và không thể thiếu trong mâm cỗ dịp lễ, Tết cổ truyền của dân tộc. Sản phẩm miến dong hiện nay được sản xuất nhiều ở các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất thủ công nên trong quá trình tạo ra sản phẩm không tránh được những nguy cơ gây mất VSATTP. Để khắc phục những hạn chế của sản xuất miến truyền thống, những năm qua, Công ty CP Thực phẩm Minh Dương đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa công nghệ sản xuất miến dong sạch “3 không”. Cụ thể là không hóa chất, không chất bảo quản, không phẩm màu.
Sản xuất miến dong tại Công ty CP Thực phẩm Minh Dương. Ảnh: Quang Thiện
Sản xuất miến dong tại Công ty CP Thực phẩm Minh Dương. Ảnh: Quang Thiện
Có dịp theo chân nhiều đoàn người tiêu dùng là hội viên Hội phụ nữ các quận nội thành Hà Nội đến thăm dây chuyền sản xuất của Công ty Minh Dương do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức, chúng tôi mới thấy hết được quy trình sản xuất yêu cầu nghiêm ngặt ấy. Toàn bộ công nhân sản xuất phải mặc quần áo bảo hộ. Sàn nhà xưởng, trang thiết bị luôn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh. Theo đại diện Công ty, bắt đầu từ năm 2013, DN đưa vào vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín, đồng bộ với các thiết bị bằng inox. Đồng thời, tăng thêm thiết bị xử lý nguyên liệu bằng phương pháp cơ học để loại bỏ tạp chất mà không phải sử dụng hóa chất hay phụ gia trong quá trình chế biến.
Địa chỉ liên hệ: Công ty CP Thực phẩm Minh Dương

Địa chỉ:  Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội

Đại diện: Ông Duy Ngọc Linh. Điện thoại: 0934568118.

Bà Chu Hương Giang – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Minh Dương cho biết, nguyên liệu đầu vào được sử dụng làm miến hoàn toàn từ thiên nhiên với 100% tinh bột củ dong riềng. Để quản lý tốt nguồn nguyên liệu bột dong riềng đầu vào, Công ty đã liên kết với các hộ nông dân của tỉnh Bắc Kạn theo hình thức hỗ trợ giống, vật tư, chuyển giao kỹ thuật. Sau khi bà con thu hoạch, Công ty sẽ mua lại toàn bộ củ dong riềng với giá ổn định, đồng thời đưa dây chuyền chế biến bột tại chỗ, sau đó vận chuyển về Hà Nội làm nguyên liệu sản xuất miến.

Khác với cách làm miến truyền thống là mang ra phơi nắng ngoài đường, đồng ruộng, toàn bộ sản phẩm miến Minh Dương được đưa vào hệ thống lò sấy, cắt rồi đóng gói. Chị Nguyễn Thị Hoa, hội viên phụ nữ quận Ba Đình chia sẻ: “Sau khi được mục sở thị quy trình làm miến sạch của Công ty Minh Dương, tôi thấy rất yên tâm khi sử dụng. Hơn nữa, miến có vị thơm ngon của cây dong, dai, mịn và mát”. Hiện nay, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đang hỗ trợ Công ty trong công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và liên hệ với các tỉnh, thành kết nối thu mua nguyên liệu. Đồng thời, tổ chức các chương trình hội thảo tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và chuỗi giá trị nhằm kết nối người tiêu dùng với Công ty.

Cùng với miến dong, Công ty Minh Dương còn mạnh dạn phát triển nhiều dòng sản phẩm mới như miến khoai tây, miến khoai lang, miến đậu xanh, bún khô, mỳ gạo… được thị trường khá ưa chuộng. Sản lượng cung ứng ra thị trường đạt khoảng 150 tấn/tháng. Hiện nay, sản phẩm miến dong của Công ty CP Thực phẩm Minh Dương có mặt ở trên 30 tỉnh, TP và xuất khẩu sang Hàn Quốc. Trên thị trường Hà Nội, miến Minh Dương có bán hầu hết các siêu thị và các cửa hàng bán thực phẩm an toàn. Để nhận biết sản phẩm miến dong sạch của Công ty CP Minh Dương, trên bao bì của sản phẩm đều có logo của Minh Dương, khách hàng dễ dàng có thể truy xuất nguồn gốc khi có vấn đề.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ