Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương – 981

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 16/6, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi họp báo quốc tế lần thứ 5 kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bác bỏ những vu cáo và xuyên tạc của phía Trung Quốc thời gian qua tại buổi họp báo.           Ảnh: Nguyễn Quyết
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bác bỏ những vu cáo và xuyên tạc của phía Trung Quốc thời gian qua tại buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Quyết
Tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, trong những ngày qua, Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, bất chấp những phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Tàu Trung Quốc tiếp tục hung hăng, cố tình phun nước cường độ mạnh đe dọa, đồng thời đánh đập ngư dân, đâm chìm tàu Việt Nam hoạt động bình thường ở biển Đông. Bên cạnh hoạt động trái phép hung hăng đó, Trung Quốc liên tục đưa ra luận điệu sai trái về những căng thẳng hiện nay. Trong các ngày 8 - 9/6, Trung Quốc cho công bố tài liệu tiêu đề tác nghiệp ở giàn khoan
Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) thông tin, trong ngày 16/6, Trung Quốc duy trì lực lượng khoảng 115 - 119 tàu các loại hoạt động trong khu vực giàn khoan Hải Dương - 981. Đáng chú ý, lúc 7 giờ 20 phút ngày 16/6, lực lượng kiểm ngư đã phát hiện có 1 máy bay cánh bằng bay theo hướng từ Tây sang Đông ở độ cao 800 - 1.000m. Đến 10 giờ 40 phút tiếp tục phát hiện 1 máy bay cánh bằng có ký hiệu CMSB 3843 từ hướng Tây Bắc bay 3 vòng trên độ cao 200 - 300m, sau đó bay ra theo hướng Đông. Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, các tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc tiếp tục vây ép, chặn hướng và sẵn sàng đâm va khi các tàu của ta cơ động tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách 9 - 11 hải lý. Còn trên khu vực tàu cá Việt Nam hoạt động đánh bắt thủy hải sản, thường xuyên có 38 tàu cá và 1 tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46102 tiến hành dàn hàng ngang, chặn ép tàu cá của ngư dân ở khoảng cách 30 hải lý so với giàn khoan. Trước sự hung hăng cản trở của các tàu Trung Quốc, hoạt động của các tàu kiểm ngư và tàu cá Việt Nam vẫn diễn ra bình thường. (Thiên Tú)
Hải Dương - 981, sự khiêu khích của Việt Nam và đề nghị Liên Hợp quốc lưu hành. Đặc biệt, hôm 13/6, đại diện Trung Quốc cho họp báo và nêu những luận điệu sai trái và vô căn cứ về tình hình trên Biển Đông.

Trong khi đó, ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia cho biết thời gian gần đây, Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Vào đầu tháng 5, Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan này được dịch chuyển nhưng vẫn nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hành động này đã xâm phạm quyền, chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Sau khi hai phóng sự về các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa được trình chiếu, ông Nguyễn Quốc Thập - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trình bày hoạt động thăm dò hợp pháp của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Thập cho biết: Trong hơn 40 năm qua, PVN đã triển khai thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong đó có Hoàng Sa. PVN đã, đang và sẽ tiếp tục hợp tác với nhiều công ty dầu khí quốc tế để khai thác trên toàn bộ vùng thềm lục địa Việt Nam. Đồng thời cho biết, hiện Việt Nam đã ký hơn 100 hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty quốc tế, trong đó 61 hợp đồng còn có hiệu lực. Theo ông Thập, việc Trung Quốc dựa vào đường lưỡi bò phi lý để nói 57 lô dầu khí của Việt Nam trong vùng tranh chấp là hoàn toàn không có cơ sở. Trung Quốc cố tình biến những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, thực tế những khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. PVN một lần nữa cực lực phản đối hành động sai trái của Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt hoạt động tương tự trong tương lai. Ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam cho biết, hôm 15/6, Trung Quốc đã sử dụng 110 lượt chiếc tàu bảo vệ giàn khoan. Khi các tàu thực thi pháp luật của  Việt Nam tiến sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 để tuyên truyền, các tàu Trung Quốc sẽ chặn đầu, khóa đuôi và ép mạn sẵn sàn đâm va, dùng súng bắn nước công suất lớn và hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn hướng vào tàu Việt Nam.