Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

150 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi thành phố cấp tiểu học

Kinhtedothi – Ngày 11/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp tiểu học, năm học 2023 – 2024. 150 thầy cô giáo xuất sắc đạt danh hiệu được khen thưởng, vinh danh.
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) và Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trao thưởng cho các giáo viên dạy giỏi
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) và Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương trao thưởng cho các giáo viên dạy giỏi

Năm học 2023 – 2024, 100% các cơ sở giáo dục có thực hiện Chương trình giáo dục tiểu học đã tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường với 21.538 giáo viên tham gia dự thi (tăng gần 4.000 giáo viên so với năm học trước). 

Kết thúc vòng thi cấp trường có 17.715 giáo viên được công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi. Tiếp tục dự thi tại vòng thi cấp quận, huyện, thị xã, 1.650 giáo viên được trao danh hiệu.

Mỗi quận, huyện, thị xã tuyển chọn 5 giáo viên dự thi cấp thành phố với tổng 150 giáo viên và 150 giáo viên đều được nhận tặng Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Theo đánh giá của ban tổ chức, đa số giáo viên tham gia dự thi đều tự tin, bản lĩnh, tâm huyết; nghiên cứu bài rất sâu, nắm vững nội dung chương trình, tổ chức các hoạt động học của học sinh có sự gắn kết, chặt chẽ, khoa học; ứng dụng rất tốt công nghệ thông tin; thể hiện được sự linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng các phương pháp dạy học trên nền tảng các hình thức tổ chức dạy học tích cực.

Các tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tạo điều kiện cho các em phát huy tính tích cực, chủ động tiếp thu bài học, kĩ năng trình bày, nhận xét, nêu ý kiến, hợp tác hoạt động.

Một điều đáng ghi nhận trong hội thi lần này là chất lượng giảng dạy và học tập môn tiếng Anh ở các quận, huyện tương đối đồng đều; các thầy cô, học sinh sử dụng tiếng Anh 100% trong giờ học.

Điểm mới trong công tác tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố năm nay là địa điểm tổ chức thi thực hành tiết dạy tại một trường tiểu học trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dự thi không phải di chuyển xa; giáo viên cơ bản dự thi được chọn môn dự thi nhằm phát huy cao nhất khả năng sư phạm và đảm bảo công bằng…

Biểu dương thành tích của các thầy cô giáo đã đạt được trong hội thi, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đề nghị mỗi nhà trường, mỗi giáo viên cần tiếp tục phấn đấu để ngày càng có nhiều tiết dạy chất lượng cao, giúp học sinh yêu thích môn học, say sưa học tập, kính trọng thầy cô.

Sau hội thi, Sở sẽ tập hợp các giáo án, video tiết dạy theo môn đạt loại giỏi để nhân rộng điển hình và làm tư liệu tham khảo trong sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tại các trường.

Tại lễ tổng kết, ngoài trao thưởng biểu dương các giáo viên dạy giỏi, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng tặng giấy khen cho các phòng GD&ĐT đã tham gia tích cực và đạt thành tích cao trong hội thi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ