4 địa phương sắp phân quyền quản lý bến, cảng từ Trung ương

Ngày 22/9, tin từ Bộ GTVT cho biết, cơ quan này vừa lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương đóng góp xây dựng dự thảo Thông tư quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Một trong những điểm đáng chú ý trong dự thảo thông tư lần này là quy định UBND cấp tỉnh tiếp nhận viên chức, người lao động đang làm việc và cơ sở vật chất trong phạm vi được phân cấp. Sẽ có 4 địa phương nằm trong danh mục được phân cấp là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hải Phòng.
Trong đó, TP Hồ Chí Minh được phân cấp quản lý cảng, bến thủy trên 7 tuyến luồng đường thủy quốc gia hiện đang được ủy quyền và bổ sung 1 tuyến đường thủy chuyên dùng; bàn giao 7 nhân sự cho Cảng vụ đường thủy nội địa TP Hồ Chí Minh.
TP Đà Nẵng được phân cấp quản lý cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia nằm trọn trong địa giới hành chính của TP Đà Nẵng (sông Hàn, sông Vĩnh Điện); không bàn giao nhân sự, tài sản.
TP Hải Phòng, phân cấp quản lý đối với 7 tuyến, bàn giao 18 nhân sự và một số phương tiện thủy công tác. Riêng tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ được phân cấp 21 tuyến, bàn giao 73 nhân sự và một số trụ sở cảng vụ đường thủy Trung ương, tài sản khác cho Sở GTVT Quảng Ninh.
Bộ GTVT đánh giá, Thông tư quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu sẽ là cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện phân cấp công tác quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu cho địa phương thực hiện; phát huy vai trò trách nhiệm, tính chủ động của địa phương.
Dự thảo Thông tư quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được lấy ý kiến đến ngày 29/9, nội dung gồm 10 điều, trong đó quy định phạm vi phân cấp là cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia (hoặc liên quan đến đường thủy quốc gia) và trách nhiệm cụ thể của UBND cấp tỉnh, Bộ GTVT và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trong quá trình triển khai phân cấp.

Mỗi địa phương cần có sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng
Kinhtedothi - Các chuyên gia cho rằng, để phát triển bền vững du lịch nông thôn tại Việt Nam, thì yếu tố quan trọng nhất là mỗi địa phương phải có sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói về 3 yếu tố cốt lõi phát triển sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Bộ NN&PTNT xác định để phát triển sản phẩm OCOP Việt Nam cần 3 yếu tố. Cụ thể là phát huy thế mạnh địa phương, vấn đề liên kết và thương hiệu sản phẩm.

Hà Nội kêu gọi Lotte đầu tư dự án công nghệ cao tại Hoà Lạc
Kinhtedothi - Chiều 22/9, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) - ông Shin Dong-bin tới chào xã giao nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.