Đường sắt và sự thay đổi lớn về tư duy kinh doanh vận tải
Kinhtedothi- Sáng 10/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) phối hợp với TP Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.
Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025), trước đó UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định số về việc công nhận Điểm du lịch Ga Hải Phòng. Lãnh đạo Hải Phòng, VNR và hàng trăm cán bộ, nhân viên đường sắt đã có mặt tại Ga Hải Phòng để tham gia buổi lễ quan trọng này và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.
Ga Hải Phòng, Food tour và con số 10 triệu
Nhiều năm nay, Ga Hải Phòng là một địa điểm nổi tiếng thu hút khách đến tham quan, khám phá lịch sử và trải nghiệm tàu hỏa đường sắt tại thành phố Hải Phòng. Ngoài công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nhà ga, Ga Hải Phòng còn có các lợi thế về du lịch. Nhà ga nằm ngay trên đường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền, gần các trục đường lớn của thành phố. Từ ga, du khách dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch nội thành.

"Đây là sự kiện lớn, đánh dấu sự trưởng thành của đơn vị" CEO Đào Anh Tuấn khẳng định
Nhà ga là điểm cuối của tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, giúp du khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận có phương tiện di chuyển thuận lợi, tiết kiệm chi phí; lựa chọn lý tưởng cho khách du lịch thích trải nghiệm phong cảnh hai bên đường hoặc muốn tận hưởng hành trình an toàn, thoải mái. Trong đó, Food tour Hải Phòng – hình thức du lịch ẩm thực tự túc đặc trưng, khách đến Hải Phòng chủ yếu bằng đường sắt – bắt đầu nổi lên khoảng từ năm 2020, và thực sự bùng nổ từ năm 2022 cho đến nay. Với việc công nhận Điểm du lịch Ga Hải Phòng, địa phương mong muốn sẽ cùng ngành đường sắt chinh phục cột mốc 10 triệu lượt khách vào năm nay.
Cú bắt tay Đường sắt- Du lịch Hải Phòng xứng đáng là hình mẫu cho sự hợp tác win-win mà các địa phương như Nghệ An, Quảng Bình, Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Định, Quảng Nam cần phải nghiên cứu và áp dụng.
Đẳng cấp người thợ toa xe
Với sự vươn lên mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật toa xe, đặc biệt là Chi nhánh Toa xe Sài Gòn, đường sắt đã trình làng 20 toa xe chất lượng cao, phiên bản “Hoàng gia”. Lần đầu tiên ĐSVN đưa vào vận hành toa VIP 34 chỗ ngồi với nội thất được thiết kế theo phong cách Đông Dương, kết hợp giữa đường nét hiện đại và màu sắc truyền thống Á Đông hướng tới sự lịch thiệp, sang trọng.
Giám đốc Chi nhánh Toa xe Sài Gòn Đào Văn Sơn, đơn vị đổi mới KHCN xuất sắc nhất-Tổng công ty ĐSVN năm 2024 cho biết: Đoàn tàu Hoa Phượng đỏ là tâm huyết của đội ngũ 460 cán bộ, kỹ sự, công nhân toa xe Sài Gòn, áp dụng nhiều thành quả nghiên cứu khoa học của đơn vị. Ngoại thất của toa xe mới được thiết kế với màu đỏ chủ đạo của hoa phượng, biểu tượng của thành phố Hải Phòng; bên trong toa được thiết kế hiện đại, có không gian nội thất sang trọng, hài hòa với lịch sử và sự giao thoa kiến trúc, văn hóa đa dạng của thành phố Cảng. Các đơn vị toa xe đường sắt đã có thể đảm đương được việc cải tạo nội thất toa xe đạt đẳng cấp 5 sao, đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày một cao của khách du lịch.

Toa VIP 34 chỗ sang trọng do Chi nhánh Toa xe Sài Gòn thiết kế, thi công. Ảnh Phan Hảo
Ông Nguyễn Ân, nguyên thư ký Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: ngoài những tiến bộ về trình độ cải tạo toa xe, sự hình thành đoàn tàu Hoa Phượng đỏ còn là bước ngoặt lớn về tư duy kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt. Trước đây, mỗi dịp lễ, Tết hành khách “chết khổ” với việc đường sắt bán thêm 15-20% ghế phụ, nhồi nhét người khiến cho đi lại khó khăn, vệ sinh tồi tệ. Nay đường sắt chủ động cải tạo toa xe 64 chỗ thành toa VIP 34 chỗ ngồi sang trọng là một sự chuyển biến lớn trong tư duy kinh doanh vận tải bám sát với thị trường.
Tư duy kinh doanh sát thị trường
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Đào Anh Tuấn cho biết: Với những đầu tư lớn, chính sách vé linh hoạt, tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng cùng với Đà Lạt- Trại Mát đang là những tuyến kinh doanh hiệu quả nhất của hệ thống mạng lưới ĐSVN. Năm thu 2024, doanh thu tuyến này đã đạt 123 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi, so với cách đây 3 năm, với phiên bản “Hoàng gia” này, kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tuyến này 15-20%.
Hiện trên tuyến Hà Nội- Hải Phòng đang có vé đặc biệt (toa VIP 34 chỗ) có giá vé đầu tuần là 250.000đ/vé, giá vé cuối tuần (T6, T7 và CN) 300.000đ/vé. Với hạng vé VIP hành khách sẽ được phục vụ miễn phí 1 loại đồ uống tự chọn (nước trái cây, trà hoa cúc, cà phê, nước suối...) trong suốt hành trình. Vé hạng nhất (toa xe 56 chỗ có chức năng đổi chiều) có giá vé đầu tuần là 150.000đ/vé, giá vé cuối tuần là 180.000đ/vé; hành khách được phục vụ 01 chai nước. Hạng vé phổ thông có giá vé đầu tuần là 105.000đ/vé, giá vé cuối tuần là 130.000đ/vé.

Bảng giờ tàu
Trao đổi với với phóng viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Đỗ Văn Hoan cho biết: chính sách kinh doanh vận tải đường sắt gần đây hết sức linh hoạt, ngay như đoàn tàu mới khai trương này, có nhiều giá vé, theo vị trí ngồi, theo ngày, có vé tháng, vé tập thể, bao tour…
Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, sau khi khai trương thành công đoàn tàu này, cuối tháng 5 Công ty sẽ nối lại tàu khách Liên vận quốc tế với Trung Quốc sau nhiều năm gián đoạn do dịch COVID-19 (từ tháng 4/2020).

Huy động tối đa nguồn lực cho các dự án đường sắt
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 213/TB-VPCP ngày 4/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.

TP Hồ Chí Minh giao Vingroup lập đề xuất dự án đường sắt đi Cần Giờ
Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản chính thức chấp thuận cho Tập đoàn Vingroup tiến hành nghiên cứu và lập hồ sơ đề xuất dự án đường sắt đô thị kết nối khu vực trung tâm TP với huyện Cần Giờ theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Quảng Bình: xóa bỏ nhiều lối đi tự mở qua đường sắt
Kinhtedothi - Sáng 7/5, ngành Đường sắt và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã phối hợp xóa bỏ 4 lối đi tự mở qua đường sắt.