Đây là số liệu được đưa ra tại hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu của dự án “Tình hình di chuyển lao động từ nông tôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) tổ chức ngày 20/6.
Ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, có tới 80% lao động di cư vì lý do kinh tế, theo đó, không có việc làm ở địa phương và việc làm ở địa phương lương thấp là những lý do chính.
Đa số lao động tại các khu công nghiệp là lao động di cư.
Theo ông Nguyễn Đại Đồng, di cư lao động từ nông thôn lên thành thị và các khu công nghiệp đang dần thay thế các chương trình di cư theo kế hoạch của nhà nước, di cư hộ gia đình cũng ít đi và được thay thế bằng di cư cá nhân. Do đó, đỏi hỏi phải có những chính sách pháp luật mới dành cho nhưng nhóm di cư lao động cá nhân này.
Để có cái nhìn khái quát về lao động di cư, Cục Việc làm đã thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu chính sách, thực trạng đời sống, việc làm của lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp. Cuộc khảo sát đã được thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố có nhiều lao động di cư đến làm việc cho thấy cần phải sớm có những chính sách pháp luật dành riêng cho lao động di cư.
Quá trình nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù đã có những chính sách dành cho lao động di cư như chính sách nhà ở công nhân, nhà xã hội, đề án tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp… nhưng các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng những chính sách này vẫn còn khó triển khai trong thực tế.
Chẳng hạn, nhà ở là nhu cầu bức thiết nhất của người lao động nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu này của cả người lao động và doanh nghiệp lại rất thấp. Thực thi chính sách này đang gặp rất nhiều rào cản như: Ưu đãi thu hút doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội chưa đủ mạnh, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp còn thấp…
Chính vì các chính sách về nhà ở không thực hiện được nên lao động di cư ra thành thị và các khu công nghiệp không có định hướng lâu dài cho công việc của họ. Có tới 59,8% người di cư không biết dự định sẽ sinh sống ở địa phương nơi làm việc trong bao lâu, chỉ 7,5% có có ý định định cư hẳn.
Ngay cả đề án dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cũng đang gặp nhiều vướng mắc, trong khi những lao động này phải di cư để tìm việc làm thì tại những nơi họ đến họ cũng không được hưởng các chính sách đào tạo nghề vì lao động di cư đến địa phương khác không còn thuộc đối tượng của đề án.
Theo kết quả khảo sát, 66,1% lao động di cư không có chuyên môn kỹ thuật, chỉ có 6,5% có trình độ đại học và trên đại học… Tuy nhiên, 44,7% lao động di cư không cần học thêm kỹ năng, nghiệp vụ nào để làm quen với công việc hiện tại nên lao động di cư không mấy “mặn mà” với hỗ trợ đào tạo nghề và đối tượng của những đề án rất lớn như đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề án tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp .. lại ngày càng ít đi.
Ông Nguyễn Đại Đồng đánh giá, mặc dù đã bắt đầu có những chính sách pháp luật dành tiền cho lao động di cư nhưng khung chính sách pháp luật này vẫn chưa đầy đủ và thống nhất, vấn đề lao động di cư chưa được phân công cụ thể cho một bộ, ngành quản lý để đảm bảo giải quyết được những vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Bên cạnh xây dựng các chính sách hỗ trợ lao động di cư, các chuyên gia đánh giá, hện tại lực đẩy tại nơi đi mạnh trọng khi lực hút tại nới đến cũng rất lớn dẫn đến số lượng lao động di cư ngày càng tăng. Ông Nguyễn Đại Đồng cho rằng, muốn đảm bảo lực lượng lao động cân bằng cần phải có chính sách tạo lực hút lao động tại địa phương để giảm thiểu tình trạng di cư lao động ồ ạt./.
Dự án "Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO" do Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) hỗ trợ và Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) thực hiện. Dự án đã lựa chọn những tỉnh, thành phố có nhiều lao động di cư đến làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất và những tỉnh, thành phố đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện điều tra khảo sát, cụ thể là: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Tp.Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Dự án sẽ cung cấp những nghiên cứu, đánh giá, đề xuất hoàn thiện các chính sách để quản lý và hỗ trợ cho lao động di cư, đặc biệt là lao động nông thôn di cư. |