Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

WHO viện trợ khẩn cấp

6 lọ thuốc hiếm điều trị ngộ độc botulinum đã về đến TP Hồ Chí Minh

Kinhtedothi - Tối 24/5, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ đã về đến TP Hồ Chí Minh để kịp thời điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chỉ đạo Cục Quản lý Dược nhanh chóng làm việc với các bộ phận liên quan của WHO và các cơ quan chức năng Việt Nam để có thuốc khẩn cấp điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.

Ảnh minh họa.

Trước đó, chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.

Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh.

Với sự nỗ lực của Cục Quản lý Dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP Hồ Chí Minh trong ngày 24/5.

Theo Bộ Y tế, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.

Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại TP Hồ Chí Minh.

Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.

 

Để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.

Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội. Và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.

Bên cạnh việc cấp phép và nhập khẩu thuốc thương mại thông thường, để đảm bảo tính cấp bách, năm 2020 để phục vụ các ca nhiễm độc tố botulinum do sử dụng patê chay có chứa độc tố, Bộ Y tế đã đề nghị WHO hỗ trợ tìm kiếm nguồn cung thuốc BAT và WHO đã có những hỗ trợ rất kịp thời 10 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (A,B,C,D,E,F,G) – (Equine). Lô thuốc này đã góp phần kịp thời cứu chữa các bệnh nhân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Vĩnh Phúc: phát hiện hơn 1 tấn thịt lợn “bẩn” chuẩn bị đưa lên bàn ăn

Vĩnh Phúc: phát hiện hơn 1 tấn thịt lợn “bẩn” chuẩn bị đưa lên bàn ăn

13 May, 09:57 PM

Kinhtedothi - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện, bắt quả tang một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang chuẩn bị quay chín hơn 1 tấn thịt lợn có biểu hiện xuất huyết ngoài da, không đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp cho một công ty trong Khu công nghiệp Khai Quang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ