Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

62 người di cư từ Libya bị NATO bỏ mặc chết đói?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Những hành khách đã cho họ thấy hai trẻ em trên boong để chứng tỏ tình trạng tuyệt vọng của họ, nhưng những chiếc trực thăng đã bay đi mất.

KTĐT - Những hành khách đã cho họ thấy hai trẻ em trên boong để chứng tỏ tình trạng tuyệt vọng của họ, nhưng những chiếc trực thăng đã bay đi mất.

Đó là những gì một vài người sốt sót trong hành trình khủng khiếp chạy từ Libya sang châu Âu kể lại. Những người này nói các phi công của NATO đã phát hiện ra họ trôi dạt nhiều tuần lễ trên biển sau khi chạy khỏi Tripoli, nhưng đã bỏ mặc không đoái hoài.

Câu chuyện của những người sống sót được báo Anh Guardian đăng tải lại vào Chủ nhật tuần trước. Theo đó, 72 người tị nạn châu Phi, bao gồm một vài trẻ em, từ Eritrea, Ethiopia, Sudan và Nigeria, đã trôi dạt trên Địa Trung Hải được 16 ngày từ cuối tháng Ba đến đầu tháng Tư, cạn kiệt nguồn nước uống và thực phẩm.

Họ kể lại rằng một chiếc trực thăng với dòng chữ “ARMY” (tiếng Anh: quân đội) đã bỏ lương thực và nước xuống cho họ sau khi thuyền trưởng người Ghana gọi điện cho một tổ chức di cư ở Rome xin cứu trợ. Viên phi công trên trực thăng đã ra tín hiệu với những thuyền nhân rằng một tàu cựu trợ đang trên đường đến chỗ họ, nhưng thực tế chiếc tàu này không bao giờ xuất hiện.

Cũng theo lời kể của những người sống sót, hai ngày sau, hai trực thăng cất cánh từ một tàu chiến ở gần họ, mà Guardian cho là tàu sân bay của Pháp Charles de Gaulle, đã bay xuống khá thấp phía trên chiếc tàu dân tị nạn. Những hành khách đã cho họ thấy hai trẻ em trên boong để chứng tỏ tình trạng tuyệt vọng của họ, nhưng những chiếc trực thăng đã bay đi mất.

Sau đó, chiếc tàu của dân tị nạn hết xăng và trôi dạt trên biển nhiều tuần lễ. Những người trên tàu chết dần chết mòn vì đói và khát, cho tới khi chỉ còn lại 10 người sống sót. “Mỗi buổi sáng chúng tôi thức dậy lại thấy thêm những thi thể mới. Chúng tôi để trên tàu 24 tiếng, rồi sau đó phải ném xuống biển”, một người sống sót kể lại sau khi chiếc tàu cuối cùng trở lại nơi nó đã ra đi, cảng Zlitan, hiện do chính quyền Libya kiểm soát, ở gần Misrata, vào ngày 10/4.

Thảm kịch này chỉ là một trong số các sự kiện khiến hàng trăm người châu Phi chạy khỏi Libya qua đường Địa Trung Hải thiệt mạng. Báo Time dẫn lời các quan chức Liên hợp quốc ước tình khoảng 800 nạn dân châu Phi đã chết đuối khi tìm cách chạy trốn khỏi cuộc xung đột tại Bắc Phi.

Ngày thứ Hai, một chiếc tàu chở 600 người đã lật úp ngoài khơi Libya, và chỉ 400 người được cứu sống. Hai chiếc tàu khác, mỗi chiếc có thể chở hàng trăm người, đã biến mất trên biển trong mấy tháng trở lại đây. Ngày 6/4, 250 người đã chết đuối khi một chiếc tàu chìm ngoài khơi đảo Lampedusa thuộc Italy.

Nhưng số phận 72 nạn dân trên chiếc tàu rời Tripoli đặc biệt được chú ý vì họ tuyên bố đã được các tàu chiến và máy bay của liên quân phát hiện. “Không thể không trừng phạt tội ác này chỉ vì họ là người di cư châu Phi và không phải là du khách trên một chiếc tàu du lịch năm sao”, Moses Zerai, một linh mục người Eritrea ở Rome đã nhận tin từ thuyền trưởng chiếc tàu qua điện thoại vệ tinh nói.

Khiếp sợ trước lời cáo buộc, các quan chức NATO và EU đều đã tìm cách tránh xa cáo buộc liên quan đến số phận bi đát của 72 nạn dân. Người phát ngôn của NATO Carmen Romero nói với các phóng viên ở Brussels hôm thứ Hai rằng “các tàu chiến NATO ý thức đầy đủ về trách nhiệm theo luật hàng hải quốc tế đối với an toàn mạng sống trên biển”.

Các quan chức Pháp ban đầu nói tàu sân bay Charles de Gaulle không có mặt ở khu vực đó, nhưng sau đó sửa lại rằng họ không bình luận gì khi Guardian trưng ra những tài liệu cho thấy thực ra chiếc tàu chiến đã có mặt tại vùng biển được đề cập.

Thực ra, người nhập cư bất hợp pháp từ châu Phi, chủ yếu qua đường Libya và Tunisia, từ lâu đã là một vấn đề làm đau đầu các quan chức châu Âu. Mới đây, Pháp và Italy đã kêu gọi sửa đổi hiệp ước Schengen của EU, hòng ngăn dòng dân di cư./.

Theo điều tra của tờ Guardian thì chiếc thuyền chở 72 di dân rời Tripoli hôm 25/3 mang theo 47 người Ethiopie, 7 người Nigeria, 7 người Eriteria, 6 người Ghana và 5 người SUdan. Đoàn bao gồm 20 phụ nữ, 2 trẻ em, trong đó có một em bé chưa đầy 1 tuổi. Chiếc thuyền trực chỉ đảo Lampedusa của Italy. Sau 16 ngày lênh đênh trên biển thì 62 người đã chết, 10 người sống sót phải quay về Zlitan, gần Misrata.