Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

7 cách để quản lý căng thẳng tài chính

TS Thu Hằng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tất cả chúng ta đều từng cảm thấy căng thẳng về tài chính trong cuộc sống lúc này hay lúc khác. Đối phó với căng thẳng tài chính đó có thể giống như một nhiệm vụ khó khăn khi bạn không biết bắt đầu từ đâu.

Nếu bạn đang tìm cách giải quyết tình huống căng thẳng về tài chính, dưới đây là một số gợi ý.

1. Tìm hiểu xem căng thẳng về tiền bạc đến từ đâu: Bắt đầu bằng cách xác định các nguồn chính gây căng thẳng về tiền bạc. Một số nguồn căng thẳng tài chính phổ biến bao gồm: không có khả năng thanh toán hóa đơn hoặc không thể thanh toán hóa đơn đúng hạn; mức nợ cao; không có tiền cho những chi phí khẩn cấp, chẳng hạn như khi xe của bạn bị hỏng; bị mất việc hoặc lo lắng mình có thể bị sa thải…

Liệt kê các yếu tố gây căng thẳng chính để có thể suy nghĩ cách bắt đầu giải quyết những vấn đề đó. Dành thời gian 2 - 3 lần một năm để xem xét và sửa đổi danh sách nói trên.

2. Lập ngân sách hoặc kế hoạch chi tiêu: Đều đầu tiên là tìm hiểu thu nhập ròng của bạn là bao nhiêu. Tiếp theo, cần xem lại hoặc theo dõi chi tiêu của mình để xem tiền của bạn đang đi đâu. Hãy tìm ra những chi phí nào thực sự cần thiết và những chi phí nào có thể cắt giảm.

3. Bắt đầu quỹ khẩn cấp: Bằng cách để dành những khoản nhỏ, khoảng 100 ngàn đồng mỗi tuần; có thể tăng số tiền vào quỹ khẩn cấp nếu có điều kiện.

4. Tăng thu nhập: Tìm công việc làm thêm để tăng thu nhập phù hợp với khả năng của bạn. Những công việc tay trái như trông trẻ, giúp việc nhà, phụ quán cà phê, làm gia sư, cộng tác viết bài, viết sách… cũng có thể mang lại thêm tiền. Số tiền đó có thể được sử dụng để trả một số khoản nợ hoặc tăng cường quỹ khẩn cấp của bạn. Với một ít tiền có thêm trong túi, bạn có thể thấy bớt căng thẳng về tài chính hơn khi tiến tới mục tiêu của mình.

5. Tự động hóa một số giao dịch tài chính của bạn: Nếu bạn không thể nhớ khi nào bạn phải thanh toán các hóa đơn của mình và liên tục bị tính phí trễ, đó có thể là một nguyên nhân gây căng thẳng. Tự động hóa có thể giúp bạn.

6. Cải thiện cách giao tiếp tiền bạc trong gia đình: Đôi khi, căng thẳng tài chính có liên quan đến giao tiếp với vợ/chồng. Chuyện tiền bạc có thể gây ra những cảm xúc mạnh mẽ trong các cuộc thảo luận trong cuộc sống gia đình. Vì vậy, sự trao đổi thoải mái về tiền bạc trong gia đình có thể giúp giảm áp lực về tài chính.

7. Nhận lời khuyên và sự giúp đỡ từ bên ngoài: Với sự giúp đỡ từ người khác, bạn có thể lập một kế hoạch hiệu quả để tiết kiệm cho những mục tiêu quan trọng nhất của mình và trả nợ.