Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

7 loại thực phẩm chứa độc tố bạn cần chú ý

Bằng Lăng TH
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bạn cần thận trọng với những loại thực phẩm dưới đây để không gây hại cho sức khỏe. ,Rau, độc tố, măng, mộc nhĩ,Tin tức tiêu dùng, Giá nông sản hôm nay, Giá heo hơi hôm nay, Giá vàng hôm nay, Tỷ giá USD hôm nay, Tư vấn tiêu dùng

Mộc nhĩ tươi

7 loại thực phẩm chứa độc tố bạn cần chú ý - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Mộc nhĩ (nấm mèo) tươi là một loại rau quen thuộc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là một vị thuốc Đông Y có vị ngọt tính bình, đi vào đại tràng, thận, can và các kinh tỳ vị. Sử dụng mộc nhĩ làm mát máu và giúp ngừng chảy máu do trầy xước, va đập.

Thế nhưng, trong loại thực phẩm này lại chứa chất porphyrin vốn nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, sau khi ăn mộc nhĩ tươi, bạn có thể sẽ bị ngứa, viêm da, thậm chí là phù và đau nhức nếu ra ngoài trời nắng.

Do đó, chúng ta không nên ăn mộc nhĩ tươi mà thay vào đó hãy chọn những mộc nhĩ khô. Đó là vì trong quá trình phơi, nắng nóng sẽ loại bỏ lượng lớn thành phần porphyrin ra khỏi mộc nhĩ. Khi sử dụng mộc nhĩ khô, chúng ta thường ngâm với nước để chúng nở ra. Việc này góp phần loại bỏ số porphyrin còn sót lại trong mộc nhĩ.

Củ gừng thối

Gừng là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong ẩm thực Việt vì hương vị cay, thơm đặc trưng và rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, khi củ gừng thối sẽ sinh ra một loại độc tố có tên gọi là safrol. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây thoái hoá và hoại tử một số loại tế bào mô trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư thực quản.

Một điểm cần lưu ý, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi gừng đã bị hỏng dù chỉ một phần nhỏ, thì toàn bộ củ gừng đã chứa độc tố shikimol. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên vứt bỏ hoàn toàn củ gừng ngay cả khi chúng chỉ hỏng một phần ít nhé.

Cà chua xanh

Cà chua là thực phẩm rất phổ biến trong các món ăn của người Việt. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp một lượng vitamin dồi dào cho cơ thể. Thế nhưng đã không ít các trường hợp bị ngộ độc, thậm chí là tử vong do sử dụng cà chua sai cách.

Đó là vì trong quả cà chua xanh (cà chua chưa chín) có chứa tomatidine - một chất kịch độc có thể khiến cho chúng ta cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn khi tiêu thụ một lượng nhẹ. Và nếu lượng tomatidine đi vào cơ thể quá lớn, rất có thể sẽ khiến chúng ta nguy hiểm.

Bên cạnh đó, solanin - một ancaloit khá độc, thường xuất hiện nhiều trong mầm khoai tây cũng được tìm thấy trong cà chua xanh. Chất này sẽ tự động biến mất khi cà chua đã chín đỏ.

Giá đỗ không rễ

Giá đỗ là loại thực phẩm rất phổ biến, có chứa nhiều chất dưỡng tốt cho cơ thể. Thế nhưng, bên cạnh phương pháp làm giá đỗ truyền thống, thì hiện nay giá đỗ còn có thể sản xuất bằng cách ủ thuốc. Loại giá này thường chứa nhiều chất độc, tích lũy trong thời gian dài có thể sẽ gây ra các bệnh ung thư.

Do đó, khi mua giá đỗ, bạn hãy chọn loại giá được sản xuất theo phương pháp truyền thống để bảo vệ sức khoẻ. Bạn có thể phân biệt hai loại giá này dựa vào đặc điểm của chúng. Giá ủ theo cách truyền thống sẽ chặt, đầy đủ thân, lá mầm và rễ. Rễ của loại giá này dài như sợi chỉ, không to, không bóng.

Đối với giá được làm bằng phương pháp ủ thuốc, cọng giá thường ngắn, thân mập, rễ rất ngắn hoặc thậm chí không có rễ. Bạn không nên sử dụng loại giá này để tránh những mối nguy hiểm cho sức khoẻ nhé.

Bí ngô để lâu

Bí ngô có hàm lượng đường cao, nếu để lâu cùi sẽ bị phân giải kỵ khí, sau khi ăn có thể gây ngộ độc, biểu hiện là chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược toàn thân, nôn mửa nhiều, tiêu chảy. Nếu bí bị thối sẽ có mùi như mùi rượu chứng tỏ nó đã bị biến chất, không nên ăn.

Măng

Măng chứa độc chất gọi là cyanogen glucosides, có thể gây tê miệng, chóng mặt, nôn mửa, khó thở, thậm chí co giật, hôn mê và ngừng tim. Đặc biệt những người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh ngoài da, khả năng miễn dịch kém, dị ứng rất dễ gặp các triệu chứng khó chịu khi ăn măng.

Măng sẽ không dễ gây ngộ độc nếu chúng được xử lý đúng cách: Đầu tiên, bạn bóc bỏ lá măng, bỏ rễ rồi thái thành lát mỏng, đun sôi trong nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ hầu hết chất độc. Không ăn măng tươi hoặc nấu chưa chín kỹ để phòng ngộ độc.

Khoai tây nảy mầm

Khoai tây là loại thực phẩm phổ biến với người Việt, tuy nhiên trong củ khoai tây có thành phần độc hại là solanine. Toàn bộ cây đều chứa độc tố này, nhưng hàm lượng của mỗi phần là khác nhau, đặc biệt là có rất nhiều trong khoai tây nảy mầm.

Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra ngộ độc nhanh chóng với các biểu hiện như cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác. Nếu như bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai, chất độc vẫn còn lưu lại trong phần còn lại, có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió.

Để ngăn ngừa ngộ độc khoai tây, khi thấy rằng phần nảy mầm hoặc thịt có màu đen và xanh, tốt nhất không nên ăn.