Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

8 doanh nghiệp sữa thoát “án” truy thu thuế

Kinhtedothi - Liên quan đến vụ truy thu thuế 8 DN nhập khẩu (NK), kinh doanh các sản phẩm sữa mà báo Kinh tế & Đô thị đã thông tin, Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Chính phủ đề nghị “chấp nhận mã số và mức thuế suất theo khai báo của DN đã được cơ quan hải quan chấp nhận để thông quan”. Nếu đề xuất này được thông qua, các DN sữa sẽ thoát việc truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng như đơn “kêu cứu” trước đó.
Kinhtedothi - Liên quan đến vụ truy thu thuế 8 DN nhập khẩu (NK), kinh doanh các sản phẩm sữa mà báo Kinh tế & Đô thị đã thông tin, Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Chính phủ đề nghị “chấp nhận mã số và mức thuế suất theo khai báo của DN đã được cơ quan hải quan chấp nhận để thông quan”. Nếu đề xuất này được thông qua, các DN sữa sẽ thoát việc truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng như đơn “kêu cứu” trước đó.

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
 
Cùng thành phần, mức thuế khác xa nhau

Văn bản do Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký nêu rõ, sau khi tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn quốc tế và ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Y tế thì thấy 2 mặt hàngAnhydrous milkfat (AMF - còn gọi là chất béo khan của sữa) và Anhydrous Butterfat (ABF - chất béo khan của bơ) có thành phần cơ bản tương tự nhau, cùng là nguyên liệu sản xuất các sản phẩm sữa chua, sữa hoàn nguyên các loại… và “chỉ khác nhau ở chỉ số peoxide, nguyên liệu đầu vào và sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất”.

Trên thế giới cũng có sự khác nhau trong phân định 2 mặt hàng trên. Trung Quốc phân loại chung 2 mặt hàng vào một mã số, trong khi Thái Lan tách thành 2 dòng riêng biệt. Còn các nước châu Âu, Nga, Nhật Bản không tách riêng dòng hàng theo tên định dang mà chi tiết dòng hàng theo hàm lượng chất béo.

Trước những phản ứng từ DN và Đại sứ quán New Zealand, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, mặt hàng chất béo khan từ sữa có mức thuế NK ưu đãi 15% là cao nếu so sánh với mặt hàng chất béo khan của bơ (5%) và các sản phẩm khác cùng là nguvên liệu đầu vào của sản xuất,trong nước chưa sản xuất được (ví dụ dầu bơ hiện có mức thuế 5%).

“Những vướng mắc mà DN NK, kinh doanh các sản phẩm sữa phản ánh xuất phát từ chính sách, quy định về mức thuế với mặt hàng AMF chưa hợp lý, thiếu tính minh bạch. Các sản phẩm có thành phần tương tự, công dụng như nhau nhưng mức thuế lại rất khác nhau cũng như bất hợp lý so với sản phẩm sữa thành phẩm NK (5-7%), sữa chua NK (10%)” - văn bản của Bộ Tài chính cho biết.

2 mặt hàng sẽ có cùng mức thuế 5%?

Vì những lý do trên, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ chấp nhận mã số và mức thuế suất theo khai báo của DN như đã được hải quan chấp nhận và thông quan từ năm 2010 đến nay. Và Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có quyết định cuối cùng.

Trước đó, 8 DN sữa đã có bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị xem xét việc truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền thuế theo các quyết định mà cơ quan hải quan vừa ban hành. Theo đó, các DN sữa này nêu rõ, việc áp thuế không đúng của cơ quan hải quan gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN. Ước tính, nếu thay đổi mức thuế từ 5% ban đầu lên đến 15% thì số tiền truy thu sẽ và khoảng 700-1.000 tỷ đồng.

Cũng trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Tài chính khẳng định, trên thực tế, cơ quan hải quan mới chỉ làm việc và tiến hành kiểm tra sau thông quan với các DN NK mặt hàng AMF chứ chưa ban hành quyết định ấn định thuế và thông báo truy thu thuế NK như phản ánh của 8 DN tại đơn kiến nghị. Bên cạnh đó, trong thực tế, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và biểu thuế NK ưu đãi thì mã số 0405.90.10 chỉ chi tiết cho một mặt hàng là ABF, không phải là AMF như thông tin của DN tại đơn kiến nghị.

Bộ Tài chính khẳng định, trong Thông tư 182/201/TT-BTC ban hành ngày 16/11/2015 và biểu thuế NK ưu đãi năm 2016 kèm theo thì cả hai mặt hàng AMF và ABF đều cùng có mức thuế suất NK ưu đãi 5%.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

Phát triển nông nghiệp xanh từ cây chè gắn với du lịch trải nghiệm

13 Jul, 06:23 AM

Kinhtedothi - Anh Hoàng Văn Tuấn - chủ thương hiệu trà Tuấn Nhung Phú Đô (xã Vô Tranh, Thái Nguyên) chọn bắt đầu từ mảnh đất quê nhà, nơi gia đình anh đã gắn bó với cây chè qua nhiều thế hệ. Với hướng đi sản xuất trà hữu cơ, anh vừa gìn giữ nghề truyền thống, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống và tạo sinh kế bền vững.

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội ra mắt Liên minh Cung ứng FDI

12 Jul, 08:41 PM

Kinhtedothi - Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) lần XVI khoá VIII, Liên minh Cung ứng FDI đã chính thức được ra mắt, đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng của HanoiBA trong việc đẩy mạnh chuỗi cung ứng theo ngành nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ